Ngày 30/7, Tổng cục Hải quan đã thông tin về vụ bắt giữ 2.000 tấn xăng mua bán trái phép theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất trên vùng biển miền Trung.
Vào 20 giờ tối 28/7, tại vùng biển giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nam Định, Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Trung (Hải đội 2) đã phát hiện tàu Giang Châu, quốc tịch Campuchia đang tổ chức bơm xăng trái phép sang cho 3 tàu: Hoàng Sơn 09, Hoàng Sơn 02 và Minh Châu 08, đều của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Sơn, có trụ sở tại Thanh Hóa.
Tại hiện trường, lực lượng Hải quan bắt giữ 23 đối tượng, trong đó có 9 đối tượng quốc tịch Trung Quốc và 14 đối tượng quốc tịch Việt Nam.
Bước đầu, các đối tượng trên tàu Giang Châu khai nhận đã lợi dụng mua xăng tại Việt Nam dưới hình thức tạm nhập tái xuất nhưng không vận chuyển về Trung Quốc mà bán lại cho các đối tác Việt Nam để hưởng chênh lệch. Vào thời điểm bị lực lượng Hải quan bắt giữ, tàu Giang Châu chở khoảng 2.000 tấn xăng.
Để phá án, Hải đội 2 đã theo dõi quy trình hoạt động của các đối tượng, chia 5 mũi tiếp cận và bắt quả tang hoạt động phạm pháp của ổ nhóm buôn lậu này. Bước đầu, đã xác minh đơn vị mua hàng là công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Phát, trụ sở tại Bắc Hải, Quảng Tây, Trung Quốc. Đơn vị bán hàng cho công ty trên là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu hàng không Việt Nam, có trụ sở tại Long Biên, Hà Nội.
Chuyên án đã được Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan dày công theo dõi, bám sát trong suốt 2 tháng qua. Đến ngày 30/7, các tàu vi phạm đã được lai dắt về khu vực phao số 0, gần cảng Hải Phòng để cơ quan chức năng tiếp tục điều tra xử lý.
Trao đổi với báo chí ngày 30/7 về những thông tin liên quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, trong chuyên án phá đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn này, lực lượng chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chủ động từ khâu nắm bắt thông tin, lập chuyên án điều tra và phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong ngành Hải quan để tổ chức bắt giữ.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động chống buôn lậu cho thấy, trang thiết bị phục vụ cho công tác này của ngành Hải quan còn quá thô sơ, trong khi đó, các đối tượng buôn lậu thường được trang bị phương tiện hiện đại và sử dụng hành vi gian lận ngày càng tinh vi.
Ông Nguyễn Văn Cẩn kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính có những chính sách phù hợp nhằm bổ sung thêm trang thiết bị cho lực lượng chống buôn lậu, qua đó góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước./.
Vào 20 giờ tối 28/7, tại vùng biển giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nam Định, Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Trung (Hải đội 2) đã phát hiện tàu Giang Châu, quốc tịch Campuchia đang tổ chức bơm xăng trái phép sang cho 3 tàu: Hoàng Sơn 09, Hoàng Sơn 02 và Minh Châu 08, đều của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Sơn, có trụ sở tại Thanh Hóa.
Tại hiện trường, lực lượng Hải quan bắt giữ 23 đối tượng, trong đó có 9 đối tượng quốc tịch Trung Quốc và 14 đối tượng quốc tịch Việt Nam.
Bước đầu, các đối tượng trên tàu Giang Châu khai nhận đã lợi dụng mua xăng tại Việt Nam dưới hình thức tạm nhập tái xuất nhưng không vận chuyển về Trung Quốc mà bán lại cho các đối tác Việt Nam để hưởng chênh lệch. Vào thời điểm bị lực lượng Hải quan bắt giữ, tàu Giang Châu chở khoảng 2.000 tấn xăng.
Để phá án, Hải đội 2 đã theo dõi quy trình hoạt động của các đối tượng, chia 5 mũi tiếp cận và bắt quả tang hoạt động phạm pháp của ổ nhóm buôn lậu này. Bước đầu, đã xác minh đơn vị mua hàng là công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Phát, trụ sở tại Bắc Hải, Quảng Tây, Trung Quốc. Đơn vị bán hàng cho công ty trên là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu hàng không Việt Nam, có trụ sở tại Long Biên, Hà Nội.
Chuyên án đã được Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan dày công theo dõi, bám sát trong suốt 2 tháng qua. Đến ngày 30/7, các tàu vi phạm đã được lai dắt về khu vực phao số 0, gần cảng Hải Phòng để cơ quan chức năng tiếp tục điều tra xử lý.
Trao đổi với báo chí ngày 30/7 về những thông tin liên quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, trong chuyên án phá đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn này, lực lượng chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chủ động từ khâu nắm bắt thông tin, lập chuyên án điều tra và phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong ngành Hải quan để tổ chức bắt giữ.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động chống buôn lậu cho thấy, trang thiết bị phục vụ cho công tác này của ngành Hải quan còn quá thô sơ, trong khi đó, các đối tượng buôn lậu thường được trang bị phương tiện hiện đại và sử dụng hành vi gian lận ngày càng tinh vi.
Ông Nguyễn Văn Cẩn kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính có những chính sách phù hợp nhằm bổ sung thêm trang thiết bị cho lực lượng chống buôn lậu, qua đó góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước./.
Hải Yến (TTXVN)