Cảnh sát Uganda ngày 2/7 cho biết tên Jean-Bosco Uwinkindi, nghi can số một trong thảm họa diệt chủng tại Rwanda năm 1994, đã bị bắt giữ sau khi vào Uganda từ Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trưởng Ban điều tra tội phạm của Uganda, ông Edward Ochom, cho biết ban này đã được tin báo của người dân ở thị trấn Arusha, miền Bắc Tanzania và đã bắt giữ Uwinkindi ngày 30/6.
Theo báo "Daily Monitor" của Uganda, Uwinkindi nhập cảnh với cái tên giả Jean Inshitu. Văn phòng Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) tại Uganda cho biết tên này sẽ sớm bị chuyển cho Tòa án Hình sự quốc tế về nạn diệt chủng ở Rwanda (ICTR) xét xử.
Cùng này, người đứng đầu Cao ủy Rwanda tại Uganda, trung tướng Frank Mugambage đã hoan nghênh vụ bắt giữ trên. Theo ông, thành công này khẳng định cam kết của Uganda giúp Rwanda đưa các nghi can diệt chủng ra xét xử. Ông cũng kêu gọi các nước hợp tác với Chính phủ Rwanda truy nã các đối tượng đang lẩn trốn.
Năm 2001, ICTR đã truy tố Uwinkindi vì tội âm mưu tiến hành diệt chủng và tội danh chống lại loài người liên quan đến vụ thảm sát tại Rwanda năm 1994. Theo cáo trạng của tòa, Uwinkindi, 59 tuổi, là một mục sư tại một nhà thờ gần thủ đô Kigali của Rwanda trong thời gian diễn ra nạn diệt chủng, và bị cáo buộc phối hợp với một tổ chức chính trị cực đoan tuyên truyền kích động sự hằn thù đối với bộ tộc người Tutsi thiểu số.
Đầu tháng 4/1994, tên này bị cáo buộc giúp tổ chức và chỉ dẫn cho các nhóm người Hutus sát hại người Tutsi, và sau khi cho phép phụ nữ và trẻ em người Tutsi tị nạn trong nhà thờ của mình, hắn đã ra lệnh sát hại họ. Hiện còn 11 nghi can trong vụ này đang lẩn trốn và bị ICTR truy nã.
Thảm họa diệt chủng ở Rwanda bị coi là một vết nhơ trong lịch sử loài người. Theo số liệu của Liên hợp quốc, ít nhất 800.000 người - chủ yếu là người Tutsi thiểu số - đã bị các tay súng cực đoan người Hutus sát hại trong khoảng 100 ngày. Sau thảm kịch này, khoảng 95.000 trẻ em Rwanda bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ nhiễm HIV/AIDS do bị hãm hiếp. Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em ở nước này bị mất mẹ hoặc bố vì căn bệnh thế kỷ này và con số trên có thể lên tới 350.000 em vào năm 2010./.
Trưởng Ban điều tra tội phạm của Uganda, ông Edward Ochom, cho biết ban này đã được tin báo của người dân ở thị trấn Arusha, miền Bắc Tanzania và đã bắt giữ Uwinkindi ngày 30/6.
Theo báo "Daily Monitor" của Uganda, Uwinkindi nhập cảnh với cái tên giả Jean Inshitu. Văn phòng Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) tại Uganda cho biết tên này sẽ sớm bị chuyển cho Tòa án Hình sự quốc tế về nạn diệt chủng ở Rwanda (ICTR) xét xử.
Cùng này, người đứng đầu Cao ủy Rwanda tại Uganda, trung tướng Frank Mugambage đã hoan nghênh vụ bắt giữ trên. Theo ông, thành công này khẳng định cam kết của Uganda giúp Rwanda đưa các nghi can diệt chủng ra xét xử. Ông cũng kêu gọi các nước hợp tác với Chính phủ Rwanda truy nã các đối tượng đang lẩn trốn.
Năm 2001, ICTR đã truy tố Uwinkindi vì tội âm mưu tiến hành diệt chủng và tội danh chống lại loài người liên quan đến vụ thảm sát tại Rwanda năm 1994. Theo cáo trạng của tòa, Uwinkindi, 59 tuổi, là một mục sư tại một nhà thờ gần thủ đô Kigali của Rwanda trong thời gian diễn ra nạn diệt chủng, và bị cáo buộc phối hợp với một tổ chức chính trị cực đoan tuyên truyền kích động sự hằn thù đối với bộ tộc người Tutsi thiểu số.
Đầu tháng 4/1994, tên này bị cáo buộc giúp tổ chức và chỉ dẫn cho các nhóm người Hutus sát hại người Tutsi, và sau khi cho phép phụ nữ và trẻ em người Tutsi tị nạn trong nhà thờ của mình, hắn đã ra lệnh sát hại họ. Hiện còn 11 nghi can trong vụ này đang lẩn trốn và bị ICTR truy nã.
Thảm họa diệt chủng ở Rwanda bị coi là một vết nhơ trong lịch sử loài người. Theo số liệu của Liên hợp quốc, ít nhất 800.000 người - chủ yếu là người Tutsi thiểu số - đã bị các tay súng cực đoan người Hutus sát hại trong khoảng 100 ngày. Sau thảm kịch này, khoảng 95.000 trẻ em Rwanda bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ nhiễm HIV/AIDS do bị hãm hiếp. Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em ở nước này bị mất mẹ hoặc bố vì căn bệnh thế kỷ này và con số trên có thể lên tới 350.000 em vào năm 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)