Vào 21 giờ ngày 11/7, tại vị trí giữa đảo Hòn Ngang và đảo Hòn Khô, hai cán bộ của Viện Hải dương học và bốn ngư dân đã bắt được một con cá mập cái sọc trắng nặng 30kg, dài 1,78 mét, độ rộng miệng là 16,5cm.
Lúc 7 giờ sáng 12/7, con cá mập trên đã được đoàn chở vào bờ biển Quy Nhơn để thu thập mẫu nghiên cứu.
Trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu cá dữ tấn công người ở biển Quy Nhơn” thực hiện từ tháng 8/2010 đến nay, đoàn của Viện Hải dương học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Định đã tiến hành sáu lần khảo sát.
Ở lần khảo sát thứ năm, cá mập có ăn mồi nhưng bị đứt câu. Lần thứ sáu này đoàn tiến hành khảo sát từ 15 giờ ngày 11/7, tiến hành thả dàn câu 135 lưỡi. Đến 21 giờ, con cá mập sọc trắng này mắc ở lưỡi câu thứ 37.
Anh Nguyễn Phi Uy Vũ - nghiên cứu viên của Viện Hải dương học, người trong đoàn khảo sát lần này cho biết: “Sau khi đem cá mập vào bờ, chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích, sau đó gửi ở kho lạnh. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện đợt khảo sát, đến cuối đợt chúng tôi sẽ đem về Nha Trang để nghiên cứu."
Anh Vũ cho biết công trình nghiên cứu này sẽ giúp xác định được hiện tượng cá dữ tấn công người ở Quy Nhơn, trong đó đặc biệt là vùng có cá mập. Đề tài sẽ giúp chúng ta biết được mùa vụ, thời điểm sinh sản và lý do tại sao cá mập vào vùng biển này./.
Lúc 7 giờ sáng 12/7, con cá mập trên đã được đoàn chở vào bờ biển Quy Nhơn để thu thập mẫu nghiên cứu.
Trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu cá dữ tấn công người ở biển Quy Nhơn” thực hiện từ tháng 8/2010 đến nay, đoàn của Viện Hải dương học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Định đã tiến hành sáu lần khảo sát.
Ở lần khảo sát thứ năm, cá mập có ăn mồi nhưng bị đứt câu. Lần thứ sáu này đoàn tiến hành khảo sát từ 15 giờ ngày 11/7, tiến hành thả dàn câu 135 lưỡi. Đến 21 giờ, con cá mập sọc trắng này mắc ở lưỡi câu thứ 37.
Anh Nguyễn Phi Uy Vũ - nghiên cứu viên của Viện Hải dương học, người trong đoàn khảo sát lần này cho biết: “Sau khi đem cá mập vào bờ, chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích, sau đó gửi ở kho lạnh. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện đợt khảo sát, đến cuối đợt chúng tôi sẽ đem về Nha Trang để nghiên cứu."
Anh Vũ cho biết công trình nghiên cứu này sẽ giúp xác định được hiện tượng cá dữ tấn công người ở Quy Nhơn, trong đó đặc biệt là vùng có cá mập. Đề tài sẽ giúp chúng ta biết được mùa vụ, thời điểm sinh sản và lý do tại sao cá mập vào vùng biển này./.
Thanh Thủy (TTXVN/Vietnam+)