Ngạn ngữ Anh có câu “Nhà mình là lâu đài.” Ngạn ngữ Tây Ban Nha thì dùng “lâu đài trên cát” để chỉ những chuyện viển vông. Với nhiều người Trung Quốc lúc này, một ngôi nhà đắt đỏ chẳng khác gì lâu đài và việc sở hữu nhà giống như xây lâu đài trên cát.
Nhu cầu nhà của giới trẻ rất cao, nhất là những cặp sắp sửa hoặc mới kết hôn. Một số ít cảm giác có được “tân gia,” nhưng thường là nhờ những nỗ lực hỗ trợ tột bậc của hai bên thông gia có điều kiện kha khá hoặc dành dụm được một căn hộ từ trước đây.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, việc sở hữu một căn nhà không phải chuyện quá to tát khi đa số những chung cư, tập thể của công ty, nhà máy được bán với giá rẻ cho tất cả những công nhân viên đã làm việc gắn bó đủ thâm niên.
Đến tận năm 2002, người ta vẫn có thể mua một căn hộ mới, đẹp và hiện đại cỡ 120m2 tại trung tâm tài chính Phố Đông, thành phố Thượng Hải, với giá khoảng 200.000 Nhân dân tệ (tương đương 29.300 USD). Nhưng bây giờ, những căn hộ mới xây cùng tiêu chuẩn, cùng địa điểm hiện có giá ít nhất là 2-3 triệu Nhân dân tệ.
Trong tám năm, giá bất động sản có thể tăng tới 10 lần như thế. Trong khi đó, mức lương tháng của đa số nhân viên văn phòng hồi năm 2002 là khoảng 2.500 Nhân dân tệ. Hiện tại mức lương đó cũng tăng nhưng chỉ khoảng 4.000 Nhân dân tệ. Giá nguyên vật liệu trong cùng thời gian kể trên tăng khoảng 30%.
Một trong những điều quan trọng gây nên cơn sốt bất động sản ở Trung Quốc là nguồn tiền cho vay dễ dàng từ các ngân hàng trong gói kích thích kinh tế khổng lồ chống khủng hoảng. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó đầu tư vào bất động sản, khiến thị trường này càng nóng hơn.
Hình ảnh những tòa nhà lộng lẫy mới xây nhưng luôn tắt đèn im ỉm là một minh chứng cho tình trạng này.
Tờ “Nhật báo Thượng Hải” gần đây tiết lộ tại thành phố có hàng nghìn căn hộ xây từ năm 2006 song vẫn khóa trái cửa. Rõ ràng, việc giá tăng không phải xuất phát từ thiếu nguồn nhà mà vì tình trạng đầu cơ.
Thử lấy một trường hợp điển hình. Nhóm “đại gia” ngành da giày ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã gây xôn xao khi mua toàn bộ 120 căn hộ ở một khu nhà Thượng Hải. Và đương nhiên, họ trả bằng tiền mặt - thứ phương tiện thanh toán vẫn là số 1 ở Trung Quốc.
Chuyện như vậy không chỉ ở Thượng Hải mà ở khắp các thành phố lớn. Kết quả là thị trường bất động sản luôn khan “hàng,” đẩy giá lên tầm mơ ước của các nhà đầu tư nhưng là cơn ác mộng cho những người thực sự có nhu cầu.
Đầu tư bất động sản trở thành mốt cực thịnh tại Trung Quốc, nhất là trong vòng 5 năm qua. Không chỉ giới đại gia mà những người kha khá cũng tích góp "ném" vào các căn hộ. Có một câu hỏi cần đặt ra là liệu Trung Quốc có lặp lại tình trạng vỡ bong bóng nhà đất như Mỹ gần đây, thậm chí có thể là còn tồi tệ hơn?
Hãy xem xét trên khía cạnh người mua. Ở nhiều nước phương Tây, với một khoản đặt cọc khiêm tốn, các cặp vợ chồng trẻ có thể mua một ngôi nhà rồi trả góp không mấy khó khăn trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm.
Ở Trung Quốc, trả góp không chỉ là gánh nặng khổng lồ cho thu nhập gia đình mà người mua phải có khoản đặt cọc lớn. Đồng thời, thời gian trả nợ sẽ kéo dài tới 25 năm hoặc hơn, trong nhiều trường hợp là quá tuổi... về hưu.
Không ít biện pháp đã được Trung Quốc công bố trong thời gian qua nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp lý của nguồn tiền cho vay từ các ngân hàng, hạn chế việc bán khống, nâng mức đặt cọc nếu mua ngôi nhà thứ hai cũng như đang xem xét khả năng áp dụng luật mới với bất động sản./.
Nhu cầu nhà của giới trẻ rất cao, nhất là những cặp sắp sửa hoặc mới kết hôn. Một số ít cảm giác có được “tân gia,” nhưng thường là nhờ những nỗ lực hỗ trợ tột bậc của hai bên thông gia có điều kiện kha khá hoặc dành dụm được một căn hộ từ trước đây.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, việc sở hữu một căn nhà không phải chuyện quá to tát khi đa số những chung cư, tập thể của công ty, nhà máy được bán với giá rẻ cho tất cả những công nhân viên đã làm việc gắn bó đủ thâm niên.
Đến tận năm 2002, người ta vẫn có thể mua một căn hộ mới, đẹp và hiện đại cỡ 120m2 tại trung tâm tài chính Phố Đông, thành phố Thượng Hải, với giá khoảng 200.000 Nhân dân tệ (tương đương 29.300 USD). Nhưng bây giờ, những căn hộ mới xây cùng tiêu chuẩn, cùng địa điểm hiện có giá ít nhất là 2-3 triệu Nhân dân tệ.
Trong tám năm, giá bất động sản có thể tăng tới 10 lần như thế. Trong khi đó, mức lương tháng của đa số nhân viên văn phòng hồi năm 2002 là khoảng 2.500 Nhân dân tệ. Hiện tại mức lương đó cũng tăng nhưng chỉ khoảng 4.000 Nhân dân tệ. Giá nguyên vật liệu trong cùng thời gian kể trên tăng khoảng 30%.
Một trong những điều quan trọng gây nên cơn sốt bất động sản ở Trung Quốc là nguồn tiền cho vay dễ dàng từ các ngân hàng trong gói kích thích kinh tế khổng lồ chống khủng hoảng. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó đầu tư vào bất động sản, khiến thị trường này càng nóng hơn.
Hình ảnh những tòa nhà lộng lẫy mới xây nhưng luôn tắt đèn im ỉm là một minh chứng cho tình trạng này.
Tờ “Nhật báo Thượng Hải” gần đây tiết lộ tại thành phố có hàng nghìn căn hộ xây từ năm 2006 song vẫn khóa trái cửa. Rõ ràng, việc giá tăng không phải xuất phát từ thiếu nguồn nhà mà vì tình trạng đầu cơ.
Thử lấy một trường hợp điển hình. Nhóm “đại gia” ngành da giày ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đã gây xôn xao khi mua toàn bộ 120 căn hộ ở một khu nhà Thượng Hải. Và đương nhiên, họ trả bằng tiền mặt - thứ phương tiện thanh toán vẫn là số 1 ở Trung Quốc.
Chuyện như vậy không chỉ ở Thượng Hải mà ở khắp các thành phố lớn. Kết quả là thị trường bất động sản luôn khan “hàng,” đẩy giá lên tầm mơ ước của các nhà đầu tư nhưng là cơn ác mộng cho những người thực sự có nhu cầu.
Đầu tư bất động sản trở thành mốt cực thịnh tại Trung Quốc, nhất là trong vòng 5 năm qua. Không chỉ giới đại gia mà những người kha khá cũng tích góp "ném" vào các căn hộ. Có một câu hỏi cần đặt ra là liệu Trung Quốc có lặp lại tình trạng vỡ bong bóng nhà đất như Mỹ gần đây, thậm chí có thể là còn tồi tệ hơn?
Hãy xem xét trên khía cạnh người mua. Ở nhiều nước phương Tây, với một khoản đặt cọc khiêm tốn, các cặp vợ chồng trẻ có thể mua một ngôi nhà rồi trả góp không mấy khó khăn trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm.
Ở Trung Quốc, trả góp không chỉ là gánh nặng khổng lồ cho thu nhập gia đình mà người mua phải có khoản đặt cọc lớn. Đồng thời, thời gian trả nợ sẽ kéo dài tới 25 năm hoặc hơn, trong nhiều trường hợp là quá tuổi... về hưu.
Không ít biện pháp đã được Trung Quốc công bố trong thời gian qua nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp lý của nguồn tiền cho vay từ các ngân hàng, hạn chế việc bán khống, nâng mức đặt cọc nếu mua ngôi nhà thứ hai cũng như đang xem xét khả năng áp dụng luật mới với bất động sản./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)