Sau một giai đoạn “ngủ đông” kéo khá dài, thị trường bất động sản Hà Nội đang có những dấu hiệu tích cực. Dòng tiền trong dân cũng đã dần chuyển hướng về với bất động sản. Một số phân khúc đạt mức tăng trưởng lạc quan. Tuy nhiên, thị trường bất động sản sẽ vẫn cần một thời gian để thực sự thấy được sự tác động của chính sách nới lỏng lãi suất gần đây của Nhà nước. Đây là những nhận định của CBRE Việt Nam về triển vọng thị trường bất động sản Hà Nội trong quý cuối cùng của năm 2011. Lạc quan với “sức khỏe” thị trường văn phòng Theo nghiên cứu mới nhất của CBRE Việt Nam, trong quý 3/2011, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã có nhiều dấu hiệu tích cực, với nhu cầu cao. Điều này được thể hiện rõ rệt qua tổng diện tích cho thuê được trên toàn thị trường đạt xấp xỉ 13.000 m², tương đương mức cung mới của thị trường trong toàn quý. CBRE đánh giá, mức độ lấp trống này là một dấu hiệu hết sức lạc quan và là một tỷ lệ tốt trong bất kỳ một thị trường nào trên thế giới. Tổng tỷ lệ diện tích trống trên toàn thị trường giảm từ mức 14,8% quý trước xuống còn 12,55% trong quý này. Riêng phân khúc văn phòng hạng A, tỷ lệ trống cũng giảm từ 5% xuống còn 4,69%. Con số tương ứng với phân khúc văn phòng hạng B là từ gần 17% xuống còn 15,77%. Hoạt động cho thuê diễn ra nhiều nhất tại các tòa nhà Hạng B mới được hoàn thiện trong năm 2011. Tích cực nhất phải kể đến hệ thống các văn phòng ở khu vực phía Tây với mức giá thuê phải chăng [Từ 18 USD trở xuống – PV] được lấp đầy nhanh hơn. Trong khi đó, giá chào thuê trung bình của các tòa nhà hạng A trong quý 3 cũng bắt đầu tăng trở lại, đạt mức xấp xỉ 40 USD/m2/tháng sau một quý giảm xuống mức 37,5 USD/m2/tháng. Giá tăng chủ yếu ở các tòa nhà khu vực trung tâm thành phố. Dự đoán về xu hướng phát triển của thị trường văn phòng cho thuê từ giờ đến cuối năm, đại diện CBRE cho rằng, quý 4, thị trường kỳ vọng sẽ đón nhận một nguồn cung rất lớn khi tòa nhà Keangnam đi vào hoạt động. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng mạnh tới các tòa nhà văn phòng quy mô nhỏ hơn tại khu vực phía Tây, tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ tại khu vực này. Bên cạnh đó, với việc một loạt các dự án sẽ được hoàn thành trong thời gian tới như tòa nhà Hàn Việt Tower, tòa nhà VTC Online, dự án tổ hợp trung tâm thương mại Chợ Mơ và các tổ hợp dự án của Vincom cũng sẽ góp phần hình thành tiểu khu thị trường phía Nam thành phố. Với những dấu hiệu lạc quan như vậy, cùng với việc khối doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay đang có nhu cầu rất lớn về văn phòng, CBRE dự báo, thị trường trong 3 tháng cuối năm sẽ còn được “sưởi ấm” một cách tích cực hơn nữa. Giá nhà ở, đất nền khó biến động mạnh Mặc dù, trong cả quý 3, chỉ có 1.700 căn hộ được chào bán mới, thua xa con số 17.000 căn tung ra thị trường 6 tháng đầu năm, nhưng CBRE vẫn lạc quan vào khả năng phát triển của phân khúc này. “Sở dĩ, thị trường nhà ở trong quý 3 khá trầm lắng là do theo thông lệ, thị trường thường chậm lại vào tháng 7 Âm lịch. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của các kênh ñầu tư khác như vàng và tiền gửi ngân hàng cũng hút sự chú ý ra khỏi thị trường căn hộ,” đại diện CBRE đánh giá. Ngoài ra, quý 3 cũng không có sự hiện diện của các dự án lớn chiếm ñến 1/2 hoặc 1/3 nguồn cung mới, như trong nửa ñầu năm 2011 với hai dự án Royal City và Times City. Thay vào đó, phần lớn các dự án chỉ tung một phần nhỏ trên tổng cung của dự án, khoảng 150 căn hoặc ít hơn nhằm thăm dò thị trường trong thời điểm khó khăn. Chính sự trầm lắng tương đối này đã kéo theo việc giá chào bán thứ cấp có xu hướng giảm. Trong khi phân khúc bình dân và trung cấp duy trì được mức giá của quý trước, phân khúc Cao cấp và Hạng sang chứng kiến giá giảm nhẹ, khoảng 2%. Khu vực phía đông, bao gồm Long Biên và Gia Lâm, có mức giá chào bán ổn định hoặc tăng nhẹ (khoảng 3%). Điều này trái ngược với xu hướng giảm chung của thị trường, phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng đối với khu vực phía Đông. Trong khi ñó, bức tranh tại khu vực phía Tây đa dạng hơn. Trong khi các quận Cầu Giấy và Từ Liêm có mức giá chào bán ổn định, quận Hà ðông tiếp tục giảm nhiệt trong quý này với mức giá chào bán giảm 2,5% so với quý trước. Tuy nhiên, theo nhận định của CBRE, chính trong bối cảnh thị trường tương đối trầm lắng như vậy, những người có nhu cầu thực sự về nhà ở sẽ được hưởng lợi. Đây cũng chính là nguồn cầu chủ yếu trong suốt thời gian qua và được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì đến hết năm 2011. Quý 4 cũng được kỳ vọng là thời điểm sôi động nhất trong năm, do nhiều người có xu hướng hoàn tất việc mua bán nhà để ổn ñịnh trước Tết và giải ngân khoản tiền thặng dư vào dịp cuối năm. Điều này dự kiến sẽ chấm dứt xu hướng giảm của giá chào bán trên thị trường thứ cấp, tuy nhiên mức độ biến động nhiều khả năng không lớn. Riêng thị trường nhà đất trong các khu đô thị của Hà Nội, qua khảo sát 67 khu đô thị, CBRE cho hay, khả năng tăng giá trong ba tháng cuối năm là khá khó khăn. Có 68% số dự án được điều tra có giá chào bán thứ cấp giữ nguyên; 22% giá giảm. Việc một số dự án tăng giá chủ yếu là do tác động từ tin đồn của giới đầu cơ. Vì vậy, lượng giao dịch thực tế trong thời gian qua cũng rất ít. CBRE dự báo, giá nhà đất trong các khu đô thị sẽ rất khó tăng trong thời gian từ tháng 10 đến hết năm 2011./.
Nhận định chung về thị trường bất động sản Hà Nội trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám Đốc CBRE Việt Nam cho hay: “Việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng lãi suất gần đây có thể báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường bất động sản sẽ phải mất một thời gian để thực sự thấy được tác động của chính sách này.”
Cũng vì lý do này, ông Tuấn dự báo, mặc dù có khả năng ấm lên ở nhiều phân khúc nhưng nhìn chung, các chủ đầu tư cũng vẫn nên đẩy mạnh các hoạt động ưu đãi, giảm giá, đồng thời minh bạch hóa thông tin. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu lấy lại lòng tin của người mua và góp phần đẩy nhanh tốc độ bán sản phẩm nhà đất.
|
Sơn Bách (Vietnam+)