Với năm chiếc bẫy nổi đầu tiên được đặt ở phía đền Ngọc Sơn, tổ công tác chịu trách nhiệm bắt rùa tai đỏ hy vọng sẽ bắt được nhiều rùa tai đỏ, góp phần cải thiện môi trường sống cho "cụ" rùa Hồ Gươm.
Ngày 1/3, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết việc tiến hành bẫy bắt rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã bắt đầu được triển khai từ đêm 28/2 và rạng sáng 1/3, sau khi đã được thử nghiệm trong gần 20 ngày tại khu vực hồ Mỗ Lao và hồ Văn Quán (Hà Đông).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và các nhà khoa học, để rùa tai đỏ ở Hồ Gươm và các hồ khác bị tiêu diệt một cách triệt để, người dân cần tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật ngoại lai xuống hồ.
Cùng với việc triển khai bắt rùa tai đỏ, nhiều hạng mục công việc khác nhằm mục đích cứu chữa, cải thiện môi trường sống cho rùa Hồ Gươm cũng đang được tiếp tục khẩn trương triển khai.
Dự kiến trước ngày 5/3, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ hoàn thành thiết kế hàng rào phục vụ việc đưa “cụ" rùa lên chữa trị tại khu vực chân tháp Rùa./.
Ngày 1/3, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết việc tiến hành bẫy bắt rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã bắt đầu được triển khai từ đêm 28/2 và rạng sáng 1/3, sau khi đã được thử nghiệm trong gần 20 ngày tại khu vực hồ Mỗ Lao và hồ Văn Quán (Hà Đông).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và các nhà khoa học, để rùa tai đỏ ở Hồ Gươm và các hồ khác bị tiêu diệt một cách triệt để, người dân cần tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật ngoại lai xuống hồ.
Cùng với việc triển khai bắt rùa tai đỏ, nhiều hạng mục công việc khác nhằm mục đích cứu chữa, cải thiện môi trường sống cho rùa Hồ Gươm cũng đang được tiếp tục khẩn trương triển khai.
Dự kiến trước ngày 5/3, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ hoàn thành thiết kế hàng rào phục vụ việc đưa “cụ" rùa lên chữa trị tại khu vực chân tháp Rùa./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)