Ngày 25/2, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người.
Đề án được áp dụng với các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người gồm Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, trong phạm vi sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.
Trong giai đoạn 2010-2015, Đề án sẽ hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng dân tộc rất ít người với các mục tiêu tới năm 2015, phấn đấu 100% trẻ em, học sinh sinh viên vùng rất ít người được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về học tập; 95% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập;
100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hoặc trường phổ thông dân tộc nội trú huyện liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp;
95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề...
Để triển khai đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân sáu tỉnh trong vùng đề án tổ chức, phổ biến, quán triệt các nội dung của quyết định đến các sở, ban ngành, các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người… trong toàn tỉnh; phân công Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối chủ trì triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch triển khai đề án của địa phương; triển khai rà soát danh mục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu cho các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người; bố trí kinh phí thực hiện; bổ sung kinh phí chi thường xuyên để thực hiện chính sách cho trẻ em, học sinh sinh viên các dân tộc rất ít người; có kế hoạch thực hiện các chính sách ưu tiên khác…
Đại diện các tỉnh triển khai đề án đã nêu ra những khó khăn khi thực hiện đề án cùng các kiến nghị. Khó khăn lớn nhất với các địa phương là ở điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện đi lại do đều nằm ở khu vực vùng sâu vùng cao, trình độ dân trí thấp… nên gặp nhiều khó khăn trong tiến hành xây dựng cơ sở vật chất. Do vậy, các địa phương đều đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai cũng như có sự ưu tiên về kinh phí…
Đại biểu tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh đã ra mức tổng kinh phí triển khai đề án ở địa phương là trên 57 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đối tượng đuợc thụ hưởng đề án không nhiều, nằm rải rác ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn nhất dẫn đến hiện tượng đội giá do kinh phí vận chuyển khá lớn. Quy mô xây dựng nhỏ nên cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Đây là thực tế không chỉ ở Lào Cai mà cũng là khó khăn của năm tỉnh còn lại nên rất cần có một cơ chế để khuyến khích.
Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, đại diện của Lào Cai đề nghị cần trải ra trong suốt quá trình thực hiện đề án và tích hợp, kết hợp với các hoạt động bồi dưỡng giáo viên khác.
Đại biểu tỉnh Nghệ An cũng đề xuất, do giáo viên dạy các lớp có học sinh dân tộc rất ít người không nhiều nên cần bồi dưỡng trực tiếp cho các đối tượng này, đồng thời tạo điều kiện cho họ được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Đại biểu của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đề nghị nên có chính sách ưu tiên cho các đối tượng này trong vấn đề cử tuyển, đào tạo nghề…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị các địa phương cần có sự khảo sát lại số phòng học cần xây dựng, số giáo viên cần bồi dưỡng… để lập kế hoạch chi tiết gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và khẳng định phần triển khai cụ thể chi tiết là do địa phương chủ động quyết định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ phối hợp với các Bộ liên quan sớm ban hành hướng dẫn việc thực hiện các chính sách cho trẻ em, học sinh sinh viên các dân tộc rất ít người…/.
Đề án được áp dụng với các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người gồm Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, trong phạm vi sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.
Trong giai đoạn 2010-2015, Đề án sẽ hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng dân tộc rất ít người với các mục tiêu tới năm 2015, phấn đấu 100% trẻ em, học sinh sinh viên vùng rất ít người được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về học tập; 95% trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập;
100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hoặc trường phổ thông dân tộc nội trú huyện liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp;
95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề...
Để triển khai đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân sáu tỉnh trong vùng đề án tổ chức, phổ biến, quán triệt các nội dung của quyết định đến các sở, ban ngành, các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người… trong toàn tỉnh; phân công Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối chủ trì triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch triển khai đề án của địa phương; triển khai rà soát danh mục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu cho các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người; bố trí kinh phí thực hiện; bổ sung kinh phí chi thường xuyên để thực hiện chính sách cho trẻ em, học sinh sinh viên các dân tộc rất ít người; có kế hoạch thực hiện các chính sách ưu tiên khác…
Đại diện các tỉnh triển khai đề án đã nêu ra những khó khăn khi thực hiện đề án cùng các kiến nghị. Khó khăn lớn nhất với các địa phương là ở điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện đi lại do đều nằm ở khu vực vùng sâu vùng cao, trình độ dân trí thấp… nên gặp nhiều khó khăn trong tiến hành xây dựng cơ sở vật chất. Do vậy, các địa phương đều đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai cũng như có sự ưu tiên về kinh phí…
Đại biểu tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh đã ra mức tổng kinh phí triển khai đề án ở địa phương là trên 57 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đối tượng đuợc thụ hưởng đề án không nhiều, nằm rải rác ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn nhất dẫn đến hiện tượng đội giá do kinh phí vận chuyển khá lớn. Quy mô xây dựng nhỏ nên cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Đây là thực tế không chỉ ở Lào Cai mà cũng là khó khăn của năm tỉnh còn lại nên rất cần có một cơ chế để khuyến khích.
Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, đại diện của Lào Cai đề nghị cần trải ra trong suốt quá trình thực hiện đề án và tích hợp, kết hợp với các hoạt động bồi dưỡng giáo viên khác.
Đại biểu tỉnh Nghệ An cũng đề xuất, do giáo viên dạy các lớp có học sinh dân tộc rất ít người không nhiều nên cần bồi dưỡng trực tiếp cho các đối tượng này, đồng thời tạo điều kiện cho họ được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Đại biểu của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đề nghị nên có chính sách ưu tiên cho các đối tượng này trong vấn đề cử tuyển, đào tạo nghề…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị các địa phương cần có sự khảo sát lại số phòng học cần xây dựng, số giáo viên cần bồi dưỡng… để lập kế hoạch chi tiết gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và khẳng định phần triển khai cụ thể chi tiết là do địa phương chủ động quyết định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ phối hợp với các Bộ liên quan sớm ban hành hướng dẫn việc thực hiện các chính sách cho trẻ em, học sinh sinh viên các dân tộc rất ít người…/.
N. Anh (TTXVN/Vietnam+)