Bất bình đẳng thu nhập ngày càng bị nới rộng sẽ là mối rủi ro mang tính toàn cầuchủ yếu trong vòng 10 năm tới.
Đây là kết luận được nêu ra trong bản báo cáo "Những rủi ro toàn cầu - 2013"do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 8/1, trước thềm hội nghị thườngniên của WEF tại Davos (Thụy Sĩ).
Theo các chuyên gia WEF, trong thập kỷ tới, thế giới sẽ phải đối mặt với năm rủiro chính, bao gồm mất cân đối tài chính mang tính kinh niên, khối lượng khí thảigây hiệu ứng nhà kính tăng lên, khủng hoảng nguồn nước và những sai lầm trongviệc bảo đảm trợ cấp, lương hưu. Báo cáo nhận diện 50 rủi ro toàn cầu trong cáclĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội, công nghệ và địa chính trị.
Căn cứ kết quảphân tích, các chuyên gia của WEF đưa ra ba nhóm rủi ro lớn mà thế giới nhiềukhả năng phải đối mặt trong 10 năm tới như sau:
Thứ nhất là thái độ quá tự tin đối với sức khỏe con người. Theo WEF, những thànhtựu to lớn đạt được trong lĩnh vực y tế dẫn đến tình trạng thế giới tự mãn. Điềunày hết sức nguy hiểm bởi vì tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng có thểkhiến hệ thống y tế vốn đang quá tải bị sụp đổ, trong khi sự hội nhập quốc tếsâu rộng cho phép các dịch bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng.
Thứ hai là sự kết hợp, tác động lẫn nhau giữa các vấn đề kinh tế và sinh thái.Các chuyên gia cảnh báo rằng trong tương lai, sự chấn động đồng thời cả hệ thốngkinh tế thế giới lẫn hệ thống sinh thái Trái Đất sẽ dẫn đến "cơn bão toàn cầuhoàn hảo", có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục được. WEF cho rằng"một cú đòn bất ngờ và mạnh mẽ giáng xuống một lĩnh vực có khả năng hủy hoại tấtcả những hy vọng tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu và dài hạn cho lĩnh vực cònlại".
Thứ ba là nguy cơ tiềm tàng của việc "cố ý hay vô tình phát tán virút thông tinmang tính chất khiêu khích hoặc dối trá trên các mạng xã hội". Nguy cơ này đượcWEF gọi là "đám cháy số". Ngoài ra, báo cáo của WEF còn nêu ra một số rủi ro cầnphải theo dõi, trong đó có việc sự dụng công nghệ can thiệp vào não người màkhông kiểm soát được.
Đây là năm thứ tám WEF công bố báo cáo này, được soạn thảo dựa trên cơ sở thamvấn hơn 1.500 nhà hoạt động chính trị, kinh tế và khoa học hàng đầu thế giới tạinhiều nước khác nhau. Nội dung bản báo cáo này sẽ là nội dung chính được thảoluận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2013 với chủ đề "Động lực bền vững" diễn ratrong các ngày 22-27/1 tới tại Davos./.