Tập đoàn ngân hàng Barclays hùng mạnh của Anh đang tìm kiếm đối tác tại TrungQuốc đại lục để thành lập một liên doanh đầu tư-ngân hàng, nhằm kiếm lời từ sựtăng trưởng nhanh của thị trường vốn này - nơi những tập đoàn ngân hàng lớn quốctế như Goldman Sachs, UBS đang ăn nên làm ra.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Barclays đang xem xét danh sách hơn 10doanh nghiệp chứng khoán Trung Quốc, trong đó có Công ty Chứng khoán Tây Nam,trụ sở ở thành phố Trùng Khánh, để chọn đối tác liên doanh phù hợp.
Trung Quốc đang mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoàisau khi cho phép họ nắm tới 49% cổ phần trong các liên doanh chứng khoán ở Đạilục. Việc tự do hóa lĩnh vực này đã được công bố tuần trước trong khuôn khổ cuộcĐối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 4 diễn ra tại Bắc Kinh.
So với các đối thủ lớn khác, Barclays được xem là một “người đến sau” trong lĩnhvực kinh doanh đầu tư-ngân hàng ở Trung Quốc đại lục.
Mặc dù có quan hệ tốt vớiNgân hàng Phát triển Trung Quốc, vốn là một cổ đông nhỏ của Barclays, nhưng sựchuẩn bị của Barclays trong việc tìm kiếm đối tác liên doanh đầu tư-ngân hàngtại Trung Quốc đại lục là nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực tàinguyên thiên nhiên toàn cầu. Barclays vốn nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng nhờkhả năng giỏi kinh doanh thương mại.
Một nhân viên giấu tên của Barclays nói rằng việc tham gia lĩnh vực đầu tư-ngânhàng tại Trung Quốc đại lục vào thời điểm hiện nay "đã là muộn, nhưng còn tốthơn là không."
Đã có 13 doanh nghiệp tài chính nước ngoài thành lập liên doanh chứng khoán tạiĐại lục trong thập kỷ qua. Goldman Sachs và UBS được xem là những “con chim đầuđàn” trong lĩnh vực này, trong khi các ngân hàng ở Phố Wall của Mỹ như J.PMorgan và Morgan Stanley cũng đã được Bắc Kinh cho phép thành lập liên doanhchứng khoán ở Đại lục.
Nguồn tin thân với Barclays tiết lộ một phần lý do khiến Barclays chậm tham gialiên doanh đầu tư-ngân hàng ở Trung Quốc là do ngân hàng này muốn nắm cổ phầnkiểm soát tại bất kỳ liên doanh nào, để từ đó có thể có quyền bổ nhiệm các quanchức quản lý cấp cao./.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Barclays đang xem xét danh sách hơn 10doanh nghiệp chứng khoán Trung Quốc, trong đó có Công ty Chứng khoán Tây Nam,trụ sở ở thành phố Trùng Khánh, để chọn đối tác liên doanh phù hợp.
Trung Quốc đang mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoàisau khi cho phép họ nắm tới 49% cổ phần trong các liên doanh chứng khoán ở Đạilục. Việc tự do hóa lĩnh vực này đã được công bố tuần trước trong khuôn khổ cuộcĐối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 4 diễn ra tại Bắc Kinh.
So với các đối thủ lớn khác, Barclays được xem là một “người đến sau” trong lĩnhvực kinh doanh đầu tư-ngân hàng ở Trung Quốc đại lục.
Mặc dù có quan hệ tốt vớiNgân hàng Phát triển Trung Quốc, vốn là một cổ đông nhỏ của Barclays, nhưng sựchuẩn bị của Barclays trong việc tìm kiếm đối tác liên doanh đầu tư-ngân hàngtại Trung Quốc đại lục là nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực tàinguyên thiên nhiên toàn cầu. Barclays vốn nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng nhờkhả năng giỏi kinh doanh thương mại.
Một nhân viên giấu tên của Barclays nói rằng việc tham gia lĩnh vực đầu tư-ngânhàng tại Trung Quốc đại lục vào thời điểm hiện nay "đã là muộn, nhưng còn tốthơn là không."
Đã có 13 doanh nghiệp tài chính nước ngoài thành lập liên doanh chứng khoán tạiĐại lục trong thập kỷ qua. Goldman Sachs và UBS được xem là những “con chim đầuđàn” trong lĩnh vực này, trong khi các ngân hàng ở Phố Wall của Mỹ như J.PMorgan và Morgan Stanley cũng đã được Bắc Kinh cho phép thành lập liên doanhchứng khoán ở Đại lục.
Nguồn tin thân với Barclays tiết lộ một phần lý do khiến Barclays chậm tham gialiên doanh đầu tư-ngân hàng ở Trung Quốc là do ngân hàng này muốn nắm cổ phầnkiểm soát tại bất kỳ liên doanh nào, để từ đó có thể có quyền bổ nhiệm các quanchức quản lý cấp cao./.
Tiến Trung (TTXVN)