Mật ong rừng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là đặc sản quý hiếm chỉ có ở rừng tràm của vùng đất này và rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 9/2011, mật ong rừng U Minh Thượng ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thế nhưng, sản lượng mật ong rừng U Minh Thượng thời gian gần đây sụt giảm, khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là cây tràm ngày càng mất giá, người dân phá dần để chuyển đổi ngành nghề khác.
Hàng năm, sản lượng mật ong khai thác tại U Minh Thượng khoảng 1.000 đến 1.200 lít. Giá mật ong bán lẻ tại rừng 250.000 đến 300.000 đồng/lít. Mật ong nguồn lợi kinh tế không nhỏ của cư dân làng rừng, nhưng do cây tràm mất giá nên diện tích tràm ở các xã Minh Thuận, An Minh Bắc (U Minh Thượng), Đông Hưng, Đông Hưng B (An Minh) thu hẹp dần, kéo theo sản lượng mật ong giảm, ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng mật ong của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Hoàng Oanh, một trong những người đăng ký nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng ngụ xã Minh Thuận cho biết gần đây, do người dân trong xã phá tràm để chuyển sang trồng mía và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn nên số lượng đàn ong tập trung về đây ít, lượng mật ong thu về giảm hơn 50% so với trước.
Còn ông Nguyễn Văn Thọ, người có thâm niên 40 năm làm nghề gác kèo ong ở xã Minh Thuận chia sẻ trước đây tràm còn nhiều, mỗi mùa gác kèo ong, tôi có thể thu hoạch vài trăm lít, nhưng mấy năm nay chỉ thu hoạch vài chục lít/năm, không đủ bán. So với sức mua bây giờ, gia đình tôi phải có từ 500 lít mật ong trở lên mới đủ đáp ứng nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết là đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng, thời gian tới, Hội thành lập lại các tổ gác kèo ong truyền thống. Hội phát động các hộ kinh doanh mật ong phải đăng ký nhãn hiệu tập thể thông qua cơ quan chuyên môn; kết hợp với các cơ quan chức năng vận động nhân dân trồng lại cây tràm; tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý, cơ sở kinh doanh mật ong phải đảm bảo chất lượng để bảo vệ thương hiệu mật ong và quyền lợi người tiêu dùng.
Trước thực trạng mật ong bị giảm sút về sản lượng, thiết nghĩ các cấp, các ngành chức năng các huyện vùng U Minh Thượng cần tăng cường công tác quản lý, tái tạo và quy hoạch lại diện tích trồng tràm.
Ngoài vận động nhân dân trồng tràm, Nhà nước đầu tư các kênh thủy lợi để giữ nước bảo vệ rừng, thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp cá-tràm-ong; dạy nghề nuôi ong lấy mật… Đây là cơ sở phát triển bền vững nghề nuôi ong, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập người dân./.
Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 9/2011, mật ong rừng U Minh Thượng ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thế nhưng, sản lượng mật ong rừng U Minh Thượng thời gian gần đây sụt giảm, khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là cây tràm ngày càng mất giá, người dân phá dần để chuyển đổi ngành nghề khác.
Hàng năm, sản lượng mật ong khai thác tại U Minh Thượng khoảng 1.000 đến 1.200 lít. Giá mật ong bán lẻ tại rừng 250.000 đến 300.000 đồng/lít. Mật ong nguồn lợi kinh tế không nhỏ của cư dân làng rừng, nhưng do cây tràm mất giá nên diện tích tràm ở các xã Minh Thuận, An Minh Bắc (U Minh Thượng), Đông Hưng, Đông Hưng B (An Minh) thu hẹp dần, kéo theo sản lượng mật ong giảm, ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng mật ong của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Hoàng Oanh, một trong những người đăng ký nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng ngụ xã Minh Thuận cho biết gần đây, do người dân trong xã phá tràm để chuyển sang trồng mía và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn nên số lượng đàn ong tập trung về đây ít, lượng mật ong thu về giảm hơn 50% so với trước.
Còn ông Nguyễn Văn Thọ, người có thâm niên 40 năm làm nghề gác kèo ong ở xã Minh Thuận chia sẻ trước đây tràm còn nhiều, mỗi mùa gác kèo ong, tôi có thể thu hoạch vài trăm lít, nhưng mấy năm nay chỉ thu hoạch vài chục lít/năm, không đủ bán. So với sức mua bây giờ, gia đình tôi phải có từ 500 lít mật ong trở lên mới đủ đáp ứng nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết là đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng, thời gian tới, Hội thành lập lại các tổ gác kèo ong truyền thống. Hội phát động các hộ kinh doanh mật ong phải đăng ký nhãn hiệu tập thể thông qua cơ quan chuyên môn; kết hợp với các cơ quan chức năng vận động nhân dân trồng lại cây tràm; tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý, cơ sở kinh doanh mật ong phải đảm bảo chất lượng để bảo vệ thương hiệu mật ong và quyền lợi người tiêu dùng.
Trước thực trạng mật ong bị giảm sút về sản lượng, thiết nghĩ các cấp, các ngành chức năng các huyện vùng U Minh Thượng cần tăng cường công tác quản lý, tái tạo và quy hoạch lại diện tích trồng tràm.
Ngoài vận động nhân dân trồng tràm, Nhà nước đầu tư các kênh thủy lợi để giữ nước bảo vệ rừng, thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp cá-tràm-ong; dạy nghề nuôi ong lấy mật… Đây là cơ sở phát triển bền vững nghề nuôi ong, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập người dân./.
Lê Sen (TTXVN)