Hội thảo khu vực về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài và ứng xử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm ở nước ngoài được tổ chức ngày 24/10, tại thành phố Đà Nẵng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổ chức Lao động quốc tế và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo này.
Hội thảo nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về các dịch vụ cung cấp việc làm ở nước ngoài có tính nhạy cảm giới, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác ở cấp quốc gia và khu vực để bảo vệ tốt hơn quyền của lao động nữ khi đi làm việc ở nước ngoài.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung trao đổi về những chủ đề chính như các xu hướng di cư lao động, bình đẳng giới và những thách thức chính đối với lao động di cư ở châu Á; khuôn khổ chính sách hướng dẫn vai trò của các doanh nghiệp tuyển dụng và bảo vệ lao động di cư; các chính sách việc làm ở nước ngoài có tính nhạy cảm giới và các dịch vụ bảo vệ quyền của lao động nữ di cư; biện pháp để thúc đẩy thực hiện tốt hơn thỏa ước về bảo vệ lao động nữ di cư.
Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2006, trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di cư.
Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài đang đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống, phát triển kinh tế hộ gia đình tại nhiều địa phương, nhất là các vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng rất cần được bảo vệ do đặc điểm khác biệt về giới vì lao động nữ dễ có nguy cơ bị lạm dụng hơn nam giới, nhất là những người làm các công việc có tính đặc thù như giúp việc nhà.
Việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Năm 2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng đối với lĩnh vực này. Những năm qua, Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động; đồng thời là thành viên tích cực trong việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư và cùng các nước trong khu vực tham gia soạn thảo văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư.
Từ năm 2009, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ triển khai dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Dự án đã giúp nâng cao nhận thức của lao động nữ về quyền và lợi ích hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời tổ chức nghiên cứu tình hình của đối tượng lao động này qua đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn.
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết hiện nay gần 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tuân thủ đầy đủ công ước của quốc tế có liên quan đến lao động di cư.
Thời gian qua, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã biên soạn và cung cấp nhiều giáo trình đào tạo các kỹ năng làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp; xuất bản những cuốn sách cẩm nang dành cho người lao động về những thông tin cơ bản của các nước; ban hành và giám sát việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Tổ chức Lao động quốc tế và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo này.
Hội thảo nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về các dịch vụ cung cấp việc làm ở nước ngoài có tính nhạy cảm giới, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác ở cấp quốc gia và khu vực để bảo vệ tốt hơn quyền của lao động nữ khi đi làm việc ở nước ngoài.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung trao đổi về những chủ đề chính như các xu hướng di cư lao động, bình đẳng giới và những thách thức chính đối với lao động di cư ở châu Á; khuôn khổ chính sách hướng dẫn vai trò của các doanh nghiệp tuyển dụng và bảo vệ lao động di cư; các chính sách việc làm ở nước ngoài có tính nhạy cảm giới và các dịch vụ bảo vệ quyền của lao động nữ di cư; biện pháp để thúc đẩy thực hiện tốt hơn thỏa ước về bảo vệ lao động nữ di cư.
Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay có khoảng 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2006, trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35% tổng số lao động di cư.
Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài đang đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống, phát triển kinh tế hộ gia đình tại nhiều địa phương, nhất là các vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng rất cần được bảo vệ do đặc điểm khác biệt về giới vì lao động nữ dễ có nguy cơ bị lạm dụng hơn nam giới, nhất là những người làm các công việc có tính đặc thù như giúp việc nhà.
Việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Năm 2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng đối với lĩnh vực này. Những năm qua, Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động; đồng thời là thành viên tích cực trong việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư và cùng các nước trong khu vực tham gia soạn thảo văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư.
Từ năm 2009, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ triển khai dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Dự án đã giúp nâng cao nhận thức của lao động nữ về quyền và lợi ích hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời tổ chức nghiên cứu tình hình của đối tượng lao động này qua đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn.
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết hiện nay gần 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tuân thủ đầy đủ công ước của quốc tế có liên quan đến lao động di cư.
Thời gian qua, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã biên soạn và cung cấp nhiều giáo trình đào tạo các kỹ năng làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp; xuất bản những cuốn sách cẩm nang dành cho người lao động về những thông tin cơ bản của các nước; ban hành và giám sát việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)