Ngày 22/3, tại Hà Nội, nhằm tạo kết nối giữa báo chí truyền thông với các cộng đồng dân tộc thiểu số và bảo vệ quyền bình đẳng cho người dân tộc thiểu số, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng Quy ước quốc tế, Pháp luật và Chính sách Việt Nam về dân tộc thiểu số vào thực tiễn báo chí.”
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về phương pháp tiếp cận các vấn đề của người dân tộc thiểu số và việc ứng dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và các tuyên ngôn của Liên hợp quốc vào việc đưa tin, viết bài về người dân tộc thiểu số.
Các đại biểu đã chia sẻ những câu chuyện về tôn trọng và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số...
Giới thiệu về hệ thống luật pháp và chính sách dân tộc ở Việt Nam, ông Lê Hải Đường (Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội) cho biết, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về phát triển các dân tộc thiểu số như Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) đã nhấn mạnh đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa....
Gần đây nhất là văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam...
Ngoài ra, các nguyên tắc và quy định bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể chế hóa trong pháp luật như Luật Quốc tịch, Luật bầu cử Quốc hội; Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật Lao động; Luật giáo dục; Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Luật công nghệ thông tin; Luật dạy nghề; Luật trợ giúp pháp lý; Luật khám và chữa bệnh; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật Bảo hiểm y tế…/.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về phương pháp tiếp cận các vấn đề của người dân tộc thiểu số và việc ứng dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và các tuyên ngôn của Liên hợp quốc vào việc đưa tin, viết bài về người dân tộc thiểu số.
Các đại biểu đã chia sẻ những câu chuyện về tôn trọng và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số...
Giới thiệu về hệ thống luật pháp và chính sách dân tộc ở Việt Nam, ông Lê Hải Đường (Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội) cho biết, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về phát triển các dân tộc thiểu số như Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) đã nhấn mạnh đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa....
Gần đây nhất là văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam...
Ngoài ra, các nguyên tắc và quy định bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể chế hóa trong pháp luật như Luật Quốc tịch, Luật bầu cử Quốc hội; Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật Lao động; Luật giáo dục; Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Luật công nghệ thông tin; Luật dạy nghề; Luật trợ giúp pháp lý; Luật khám và chữa bệnh; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật Bảo hiểm y tế…/.
Lý Thanh Hương (TTXVN)