Ngày 14/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
Tỉnh cấm các hoạt động chuyển tải clinker, ximăng và các loại hàng hóa rời trên Vịnh. Cùng với đó, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải mỏ, nước la canh từ các phương tiện thủy hoạt động trên vịnh; xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ven bờ và trên vịnh.
Tỉnh kiểm soát chặt chẽ các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và các dự án lấn biển, dự án hạ tầng đô thị ven bờ vịnh; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long…
Vào tháng 12 tới đây, Quảng Ninh sẽ thành lập Hội giáo dục môi trường Hạ Long, đồng thời tỉnh đang tham mưu về việc ra một Nghị định riêng quản lý Vịnh Hạ Long.
Theo lộ trình, đến năm 2013 toàn bộ nước thải ra Vịnh Hạ Long đều được qua xử lý, đồng thời tỉnh sẽ hạn chế tối đa việc lấn biển, san đồi lấp biển; triển khai lắp đặt các trạm quan trắc môi trường, ưu tiên ở khu vực du lịch Vịnh Hạ Long.
Đến tháng 6/2014, tỉnh hoàn thành việc di dời các hộ dân sinh sống trên các nhà bè trên vịnh Hạ Long, bố trí tái định cư cho người dân trên đất liền. Riêng với ngành than, Quảng Ninh đề nghị chấm dứt việc vận chuyển than bằng đường bộ chuyển sang vận chuyển bằng băng tải kín; di dời nhà máy tuyển than ra xa vùng vịnh. Đặc biệt, kết thúc việc khai thác lộ thiên tại khu vực ven Vịnh Hạ Long trước năm 2017.
Thực tế hiện nay, môi trường kỳ quan-di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang chịu rất nhiều tác động xấu từ các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, kinh doanh ăn uống ở các nhà bè trên vịnh; kinh doanh dịch vụ vận tải thủy tham quan vịnh; hoạt động xả, thải khói, bụi, khí của các nhà máy công nghiệp nằm liền kề vịnh và đặc biệt là các hoạt động lấn biển của các dự án xây dựng đô thị... Vì vậy, việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được chính quyền địa phương coi là việc làm cấp bách nhằm hướng tới bảo vệ lợi ích lâu dài đó là phát triển du lịch bền vững dựa trên nền tảng của di sản-kỳ quan thiên nhiên thế giới này./.
Tỉnh cấm các hoạt động chuyển tải clinker, ximăng và các loại hàng hóa rời trên Vịnh. Cùng với đó, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải mỏ, nước la canh từ các phương tiện thủy hoạt động trên vịnh; xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ven bờ và trên vịnh.
Tỉnh kiểm soát chặt chẽ các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và các dự án lấn biển, dự án hạ tầng đô thị ven bờ vịnh; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long…
Vào tháng 12 tới đây, Quảng Ninh sẽ thành lập Hội giáo dục môi trường Hạ Long, đồng thời tỉnh đang tham mưu về việc ra một Nghị định riêng quản lý Vịnh Hạ Long.
Theo lộ trình, đến năm 2013 toàn bộ nước thải ra Vịnh Hạ Long đều được qua xử lý, đồng thời tỉnh sẽ hạn chế tối đa việc lấn biển, san đồi lấp biển; triển khai lắp đặt các trạm quan trắc môi trường, ưu tiên ở khu vực du lịch Vịnh Hạ Long.
Đến tháng 6/2014, tỉnh hoàn thành việc di dời các hộ dân sinh sống trên các nhà bè trên vịnh Hạ Long, bố trí tái định cư cho người dân trên đất liền. Riêng với ngành than, Quảng Ninh đề nghị chấm dứt việc vận chuyển than bằng đường bộ chuyển sang vận chuyển bằng băng tải kín; di dời nhà máy tuyển than ra xa vùng vịnh. Đặc biệt, kết thúc việc khai thác lộ thiên tại khu vực ven Vịnh Hạ Long trước năm 2017.
Thực tế hiện nay, môi trường kỳ quan-di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang chịu rất nhiều tác động xấu từ các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, kinh doanh ăn uống ở các nhà bè trên vịnh; kinh doanh dịch vụ vận tải thủy tham quan vịnh; hoạt động xả, thải khói, bụi, khí của các nhà máy công nghiệp nằm liền kề vịnh và đặc biệt là các hoạt động lấn biển của các dự án xây dựng đô thị... Vì vậy, việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được chính quyền địa phương coi là việc làm cấp bách nhằm hướng tới bảo vệ lợi ích lâu dài đó là phát triển du lịch bền vững dựa trên nền tảng của di sản-kỳ quan thiên nhiên thế giới này./.
Văn Đức (TTXVN)