Hưởng ứng năm quốc tế về Đa dạng sinh học và Rừng tại Việt Nam, ngày 18/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức.
Đông đảo các nhà khoa học thuộc chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật, sinh học, môi trường tham dự.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: Hội nghị là dịp để các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật có cơ hội trình bày các kết quả nghiên cứu, thành tựu nổi bật đã đạt được trong thời gian qua, kể từ Hội nghị toàn quốc lần thứ 4 năm 2011. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có cơ hội thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường sinh thái và bảo tồn những loài động, thực vật quí hiếm; đề xuất các giải pháp khoa học mới để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Các báo cáo khoa học tại Hội nghị lần này đều có chất lượng chuyên môn cao, nhiều công trình nghiên cứu gắn với ứng dụng thực tiễn hơn, góp phần tăng cường sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta trong tương lai. Hội nghị đã lựa chọn 273 báo cáo khoa học xuất sắc để công bố trong tuyển tập báo cáo khoa học.
Hội nghị được chia thành 4 tiểu ban: Đa dạng sinh học, bảo tồn khu hệ động thực vật; Tài nguyên sinh vật và bảo vệ môi trường.
Tại phiên hội nghị toàn thể, các đại biểu đã được nghe một số báo cáo khoa học có chất lượng cao như: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng loài động vật hoang dã có xương sống; góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất nâng hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc thành Vườn quốc gia Phia Oắc (Cao Bằng): Họ nhân sâm - Nguồn hoạt chất sinh học đa dạng và đầy triển vọng ở Việt Nam./.
Đông đảo các nhà khoa học thuộc chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật, sinh học, môi trường tham dự.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: Hội nghị là dịp để các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật có cơ hội trình bày các kết quả nghiên cứu, thành tựu nổi bật đã đạt được trong thời gian qua, kể từ Hội nghị toàn quốc lần thứ 4 năm 2011. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có cơ hội thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường sinh thái và bảo tồn những loài động, thực vật quí hiếm; đề xuất các giải pháp khoa học mới để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Các báo cáo khoa học tại Hội nghị lần này đều có chất lượng chuyên môn cao, nhiều công trình nghiên cứu gắn với ứng dụng thực tiễn hơn, góp phần tăng cường sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta trong tương lai. Hội nghị đã lựa chọn 273 báo cáo khoa học xuất sắc để công bố trong tuyển tập báo cáo khoa học.
Hội nghị được chia thành 4 tiểu ban: Đa dạng sinh học, bảo tồn khu hệ động thực vật; Tài nguyên sinh vật và bảo vệ môi trường.
Tại phiên hội nghị toàn thể, các đại biểu đã được nghe một số báo cáo khoa học có chất lượng cao như: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng loài động vật hoang dã có xương sống; góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất nâng hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc thành Vườn quốc gia Phia Oắc (Cao Bằng): Họ nhân sâm - Nguồn hoạt chất sinh học đa dạng và đầy triển vọng ở Việt Nam./.
Thu Phương (TTXVN)