“Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Nhà báo” là nội dung cuộc tọa đàm do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, ngày 12/6, nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Các hội viên Hội Nhà báo đang công tác tại 50 cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tham dự tọa đàm.
Những năm gần đây, có nhiều thông tin, sự việc liên quan đến việc hành hung, cản trở nhà báo khi tác nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân người làm báo và gia đình.
Tại cuộc tọa đàm, các nhà báo đã tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh nhận thức của xã hội về bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo; nhận thức của chính nhà báo khi làm nhiệm vụ thông tin; quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà báo; sự hiểu biết của nhà báo về luật pháp và lĩnh vực chuyên môn.
Nhà báo Hồng Phương, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Vũ khí mạnh nhất để bảo vệ nhà báo chính là đưa thông tin đến với bạn đọc, công chúng thật chính xác, đúng sự thật. Nếu làm được như vậy, dù trên con đường tác nghiệp gặp những khó khăn, trắc trở thì cuối cùng, công lý, lẽ phải vẫn chiến thắng".
Bên cạnh đó, để tránh những rủi ro, nguy hiểm khi thực hiện những đề tài “nóng”, nhà báo cũng cần có bản lĩnh trong nghề nghiệp, tiếp cận sự việc một cách linh hoạt, nhanh trí, khiêm tốn, mềm mỏng. Đồng quan điểm trên, nhà báo Huỳnh Liên, Trưởng ban Kinh tế, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng nhà báo cần tự trang bị vững kiến thức về pháp luật, vốn sống, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo nhà báo, hiện nay Luật Báo chí qua nhiều năm đã có sửa đổi nhiều nhưng vẫn chưa cụ thể, còn những sự việc liên quan đến hành hung, khống chế người làm báo trên đường tác nghiệp vẫn chưa được xử lý kịp thời.
Nêu ý kiến về bảo vệ người làm báo, luật sư Phan Trung Hoài nhận định, hiện nay chưa có luật phân định ranh giới hành động, hành xử của công dân đối với nhà báo.
Vì vậy, cần thiết xây dựng quy chế vận hành nội bộ liên quan đến việc tác nghiệp của nhà báo và những chuẩn mực chung, ranh giới nào được xác định là hành vi hợp pháp của Nhà báo trong khi tác nghiệp.
Ông Đào Văn Lừng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, báo chí được xem là một trong những nghề nguy hiểm.
Vì thế, hơn ai hết, người làm báo phải là người tự trang bị cho mình kiến thức về chuyên môn, pháp luật và xã hội.
Các cơ quan báo chí bảo đảm quy trình tác nghiệp của phóng viên thông qua những lớp học bồi dưỡng kiến thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Người làm báo luôn phải học hỏi, trau dồi, bổ túc công tác nghiệp vụ, đặc biệt là đưa thông tin sự việc chính xác đến với người đọc.
Tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm hoàn thiện Luật Báo chí để áp dụng thực tế đời sống xã hội hiện nay; thêm vào đó, nên có biện pháp chế tài đối với những người không cung cấp thông tin, cản trở nhà báo đang làm nhiệm vụ./.
Các hội viên Hội Nhà báo đang công tác tại 50 cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tham dự tọa đàm.
Những năm gần đây, có nhiều thông tin, sự việc liên quan đến việc hành hung, cản trở nhà báo khi tác nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân người làm báo và gia đình.
Tại cuộc tọa đàm, các nhà báo đã tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh nhận thức của xã hội về bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo; nhận thức của chính nhà báo khi làm nhiệm vụ thông tin; quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà báo; sự hiểu biết của nhà báo về luật pháp và lĩnh vực chuyên môn.
Nhà báo Hồng Phương, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Vũ khí mạnh nhất để bảo vệ nhà báo chính là đưa thông tin đến với bạn đọc, công chúng thật chính xác, đúng sự thật. Nếu làm được như vậy, dù trên con đường tác nghiệp gặp những khó khăn, trắc trở thì cuối cùng, công lý, lẽ phải vẫn chiến thắng".
Bên cạnh đó, để tránh những rủi ro, nguy hiểm khi thực hiện những đề tài “nóng”, nhà báo cũng cần có bản lĩnh trong nghề nghiệp, tiếp cận sự việc một cách linh hoạt, nhanh trí, khiêm tốn, mềm mỏng. Đồng quan điểm trên, nhà báo Huỳnh Liên, Trưởng ban Kinh tế, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng nhà báo cần tự trang bị vững kiến thức về pháp luật, vốn sống, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo nhà báo, hiện nay Luật Báo chí qua nhiều năm đã có sửa đổi nhiều nhưng vẫn chưa cụ thể, còn những sự việc liên quan đến hành hung, khống chế người làm báo trên đường tác nghiệp vẫn chưa được xử lý kịp thời.
Nêu ý kiến về bảo vệ người làm báo, luật sư Phan Trung Hoài nhận định, hiện nay chưa có luật phân định ranh giới hành động, hành xử của công dân đối với nhà báo.
Vì vậy, cần thiết xây dựng quy chế vận hành nội bộ liên quan đến việc tác nghiệp của nhà báo và những chuẩn mực chung, ranh giới nào được xác định là hành vi hợp pháp của Nhà báo trong khi tác nghiệp.
Ông Đào Văn Lừng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, báo chí được xem là một trong những nghề nguy hiểm.
Vì thế, hơn ai hết, người làm báo phải là người tự trang bị cho mình kiến thức về chuyên môn, pháp luật và xã hội.
Các cơ quan báo chí bảo đảm quy trình tác nghiệp của phóng viên thông qua những lớp học bồi dưỡng kiến thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Người làm báo luôn phải học hỏi, trau dồi, bổ túc công tác nghiệp vụ, đặc biệt là đưa thông tin sự việc chính xác đến với người đọc.
Tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm hoàn thiện Luật Báo chí để áp dụng thực tế đời sống xã hội hiện nay; thêm vào đó, nên có biện pháp chế tài đối với những người không cung cấp thông tin, cản trở nhà báo đang làm nhiệm vụ./.
Gia Thuận (TTXVN)