Với sự trợ giúp của Liên hợp quốc, Bờ biển Ngà và Liberia đang xây dựng một hành lang sinh thái học xuyên biên giới nhằm bảo vệ các loài động vật có vú của châu Phi, nhất là loài tinh tinh đang bị giảm rất mạnh trong 10 năm qua.
Hành lang này sẽ được thiết lập giữa hai khối rừng lớn trong vùng Thượng của rừng Guinea Công viên quốc gia Sapô (Liberia) và Công viên quốc gia Tai (Bờ biển Ngà).
Những khu rừng có độ cao thấp này, trong nhiều năm đã phải gánh chịu rất nhiều cuộc nội chiến, và hiện nay, theo Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (PNNUE), là khối rừng nhiệt đới ẩm ướt vẫn còn nguyên sơ lớn nhất ở Tây Phi.
Khu rừng này là nơi trú ngụ của hơn 1/4 các loài động vật có vú ở châu Phi, trong đó có 12 loài động vật thuộc bộ khỉ, một số lượng quần thể tinh tinh chỉ còn 3.000 loài trong khi đó vào năm 2002 là 15.000 cá thể, cũng như là các loài động vật hiếm có như loài hà mã lùn và voi rừng.
Theo bà Camille Djitroh, chuyên gia của Quỹ bảo vệ tinh tinh hoang dã (WCF), ngày nay, những khu rừng này có khả năng được biến thành công cụ bảo vệ đa dạng sinh học và củng cố nền hòa bình./.
Hành lang này sẽ được thiết lập giữa hai khối rừng lớn trong vùng Thượng của rừng Guinea Công viên quốc gia Sapô (Liberia) và Công viên quốc gia Tai (Bờ biển Ngà).
Những khu rừng có độ cao thấp này, trong nhiều năm đã phải gánh chịu rất nhiều cuộc nội chiến, và hiện nay, theo Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (PNNUE), là khối rừng nhiệt đới ẩm ướt vẫn còn nguyên sơ lớn nhất ở Tây Phi.
Khu rừng này là nơi trú ngụ của hơn 1/4 các loài động vật có vú ở châu Phi, trong đó có 12 loài động vật thuộc bộ khỉ, một số lượng quần thể tinh tinh chỉ còn 3.000 loài trong khi đó vào năm 2002 là 15.000 cá thể, cũng như là các loài động vật hiếm có như loài hà mã lùn và voi rừng.
Theo bà Camille Djitroh, chuyên gia của Quỹ bảo vệ tinh tinh hoang dã (WCF), ngày nay, những khu rừng này có khả năng được biến thành công cụ bảo vệ đa dạng sinh học và củng cố nền hòa bình./.
Nguyễn Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)