Ngày 27/12/2011, tại cơ quan Cục Xuất bản ở Hà Nội, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) và Hội khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam đã ổ chức hội thảo “Quyền sử dụng số và vai trò quản lý tập thể.”
Tại hội thảo, các chuyên gia đã bày tỏ sự trăn trở về tình trạng bản quyền đang bị vi phạm trầm trọng và hỗn loạn.
Bài về nạn sao chép sẽ bị sao chép rất nhanh
Theo ông Nguyễn Kiểm, Ủy viên thường vụ, Phó chủ tich Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Xuất bản: “Chúng ta không tôn trọng và đánh giá đúng lao động trí tuệ. Hiện tại, việc sao chép tác phẩm tràn lan càng làm cho lao động trí tuệ sút giảm giá trị. Nếu việc sao chép được quản lý thì quyền của tác giả ở Việt Nam mới thực sự được tôn trọng."
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Kiểm cho biết: "Các trang thông tin điện tử, các báo điện tử muốn được bảo vệ quyền thì phải ký hợp đồng ủy thác quyền bảo vệ thông tin với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam. Đơn vị thông tin điện tử phải là Hội viên của Hiệp hội. Nếu chưa ký với Hiệp hội mà muốn Hiệp được tổ chức này bảo vệ thì phải có hợp đồng dịch vụ theo những việc cụ thể.
Cũng theo ông Kiểm, thực tế hiện nay, hầu hết các trang mạng chưa ký với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam. Sắp tới, Hiệp hội sẽ liên kết cùng với Hội Nhà báo Việt Nam để tiến hành bảo vệ các website thông tin trên mạng được hữu hiệu.
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Hoàng, Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam nêu nhận định: "Thời đại công nghệ thông tin đã đặt ra những vấn đề cho bản quyền sao chép số. Hiện nay, sao chép chữ viết, sao chép hình ảnh, sao chép âm thanh…hầu hết đều vi phạm quyền sao chép. Về cách thức, bây giờ sao chép quá nhanh, quá dễ nên càng cần phải bảo vệ."
Đại diện Hội Trí thức Khoa học & Công nghệ Trẻ còn trăn trở trước tình hình sách điện tử phát triển và được hưởng ứng vì sự tiện dụng của nó. Theo ông Hoàng, chúng ta đã có các thư viện điện tử. Song nếu không công khai thì thư viện để làm gì? Thế nên cần có thỏa thuận mua-bán công khai. Tránh cơ chế tồn tại bảo thủ của các cơ quan, trường học ở ta.
Những thực tế tồn tại được chuyên gia này nêu ra là vấn nạn đạo văn, sao chép luận văn của sinh viên. Thư viện số của các đại học phải có dữ liệu gì? Luận văn sinh viên không phải là tài liệu mật. Không nên kết tội với sinh viên trong vấn nạn sao chép luận văn. Chúng ta có giải pháp, công nghệ hoàn toàn có thể làm được việc kiểm tra nội dung một luận văn, một tác phẩm xem có là sao chép một nguyên bản nào đó. Thay vì cấm đoán thì ta nên có cách thức cho phép tồn tại thị trường mua bán, sao chép luận văn. Các luận văn năm sau phải phải có thêm nội dung mới và những cập nhật thực tế.
Ông Hoàng cũng đặt ra yêu cầu về vấn đề pháp lý cần được làm rõ hơn. Cụ thể như việc sao chép của báo điện tử rất phổ biến. Báo nọ sao chép của báo kia vô tội vạ, trong khi báo in mà sao chép thế thì thành vấn đề lớn rồi. Các cử tọa đều đồng tình rằng ngay cả những bài báo viết về nạn sao chép, đưa tin về Hội thảo chống sao chép, kêu ca về những vi phạm trong sao chép cũng sẽ bị sao chép rất nhanh!
Quản lý thế nào?
Về quyền sao chép tác phẩm bằng phương tiện kỹ thuật số đối với tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam, Tiến sĩ Cao Kim Ánh ủy viên thường vụ, Phó giám đốc điều hành của Hiệp hộ Quyền sao chép nói: “Chúng ta đang sống trong thế giới hóa. Các thiết bị đọc cá nhân đi vào cuộc sống rất tự nhiên. Từ điện thoại di động đến máy tính bảng…”
"Các dữ liệu, các trao đổi trên diễn diễn đàn, các trang báo mạng đều được số hóa thành các dữ liệu điện tử. Đã có ngành công nghiệp nội dung để làm ra các thông tin số hóa. Hiệp hội Quyền sao chép không ngăn cản chuyện sao chép vì đó là nhu cầu thực tế của người dùng mà chỉ biến sự sử dụng trái phép thành có phép. Mà giá cả lại hết sức hợp lý. Chúng tôi cấp phép và bảo vệ cho người dùng được chủ động, an tâm và đàng hoàng," ông Ánh chia sẻ.
Theo thuyết trình khá thuyết phục của ông Cao Kim Ánh, những thách thức đặt ra khiến chúng ta phải nghĩ đến giải pháp. Có hai giải pháp. Đó là giải pháp giải pháp công nghệ để bảo vệ và giải pháp thứ hai là quản lý.
Ông Ánh phân tích, nếu “anh” dùng công nghệ để vi phạm thì tôi cũng dùng giải pháp công nghệ để quản lý. Cụ thể như có thể dùng mật mã, dùng cờ, thẻ, dấu, hiệu riêng chặn từ rrong nội dung. Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý các quyền số. Nhận dạng nội dung. Anh có thể đọc nhưng không thể copy, không thể in ra.
Giải pháp thứ hai là quản lý. Đây là bàn về ứng xử về mặt luật pháp với những vi pham trong môi trường số. Làm sao hài hòa được các quyền lợi của các bên trong môi trường thế giới số. Đó là quyền tác giả và quyền của người sử dụng.
Cũng theo tiến sĩ Cao Kim Ánh, người vi phạm hoàn toàn phải chịu xử phạt theo luật định vì cụ thể trong "Luật Sở hữu trí tuệ" của Việt Nam đã quy định: “Sao chép bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.” Và hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy nêu rõ: “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phố, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đế công chúng qua mạng truyền thong và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả."
Bảo vệ quyền lợi thế nào?
Có mặt tại hội thảo, Giám đốc nhà sách Minh Nguyệt đã đặt câu hỏi rằng nếu sách của nhà sách này bị in lậu thì Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam có bảo vệ được không? Phí bảo vệ là bao nhiêu? Ông Nguyễn Kiểm đã trả lời, việc in lậu cũng chính là hình thức sao chép. Khi đã là thành viên của Hiệp hội Quyền sao chép, chủ ủy thác sẽ được giúp đỡ khi tham gia vào quá trình tranh tụng.
Theo luật định, trường hợp in lậu sách bị phát hiện thì phía vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, Hiệp hội Quyền sao chép sẽ thay mặt nhà sách tham gia quá trình làm việc với cơ quan điều tra, với tòa án. Mức bồi thường sẽ được bàn bạc và Hiệp hội Quyền sao chép có trách nhiệm bảo vệ chủ ủy thác với trách nhiệm cao nhất.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến-Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép đã có những giảng giải chi tiết, dẫn chứng phong phú, thể hiện những nung nấu, trăn trở về tác quyền ở Việt Nam.
Theo bà Luyến cần phân biệt các các in ấn truyền thống và xuất bản số. In ấn truyền thống thường bị sao chụp trên máy photocopy. Hiện nay thì sao chép truyền thống đang đi dần về sao chép số. Các nhà xuất bản mới (số hóa) sẽ thay thế nhà xuất bản truyền thống. Hiệp hội của chúng tôi là của chính tác giả và nhà xuất bản. Chúng tôi sẽ giúp bảo vệ quyền sau khi đã tác phẩm đã ra mắt dù theo phương thức sách truyền thống hay hiện đại.
Bà Luyến phân tích từ nhu cầu thực tế của việc cần có các bản sách sao chép nên việc sao chép sẽ ngày một nhiều. Bởi nhiều cuốn sách các nhà xuất bản không xuất bản nữa. Hoặc dù mới xuất bản cũng không còn sách, vì chỉ in 500-1000 cuốn.
Về mức thu phí thì Hiệp hội Quyền sao chép chỉ giữ lại khoản phí trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Mức thu phí có thể là 20% thu được từ người sử dụng bản sao chép. Thực tế sẽ có thỏa thuận cho từng trường hợp cụ thể, các loại tác phẩm cụ thể. Khi cùng thương lượng thì quyền lợi của chủ ủy thác hoàn toàn có thể được bảo vệ thỏa đáng vad mức phí sẽ không phải là vấn đề băn khoăn so với độ "nóng" của việc bị xâm phạm tác phẩm, bà Luyến nói.
Phân loại tác phẩm hư cấu và phi hư cấu cũng cần được hiểu rõ. Ví dụ một giáo trình hướng dẫn kiến thức nào đó, tác giả có thể viết hàng chục trang mỗi ngày, sẽ khác một tác phẩm văn học mang tính hư cấu sáng tạo. Ví dụ được bà Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép nêu ra là bản thảo tác phẩm của Lev Tolstoi có tới 92 lần sửa chữa thì mất công biết bao ngày nên cách tính quyền tác giả cũng khác.
Một ví dụ nữa được nêu ra là một tập sách ăn khách ở nước ngoài, từ một lớp học ngoài ngữ sao được bản gốc, chia nhau mỗi cháu dịch một chương. Mấy ngày là xong cuốn sách, trong khi quy trình của nhà xuất bản là 3 tháng. Nhà xuất bản ra sách, in ấn xong thì trên mạng đã phát tán đầy rẫy.
Và vấn đề đặt ra còn là làm sao tác phẩm không thể sao chép, không thể sửa đổi và nếu phá hủy tác phẩm thì phải bị trừng trị. Và Hiệp hội Quyền sao chép có thể giúp chủ thể đòi các quyền lợi của mình, cho dù vạn sự khởi đầu nan. Nhưng nếu không đi thì không bao giờ đến đích./.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã bày tỏ sự trăn trở về tình trạng bản quyền đang bị vi phạm trầm trọng và hỗn loạn.
Bài về nạn sao chép sẽ bị sao chép rất nhanh
Theo ông Nguyễn Kiểm, Ủy viên thường vụ, Phó chủ tich Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Xuất bản: “Chúng ta không tôn trọng và đánh giá đúng lao động trí tuệ. Hiện tại, việc sao chép tác phẩm tràn lan càng làm cho lao động trí tuệ sút giảm giá trị. Nếu việc sao chép được quản lý thì quyền của tác giả ở Việt Nam mới thực sự được tôn trọng."
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Kiểm cho biết: "Các trang thông tin điện tử, các báo điện tử muốn được bảo vệ quyền thì phải ký hợp đồng ủy thác quyền bảo vệ thông tin với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam. Đơn vị thông tin điện tử phải là Hội viên của Hiệp hội. Nếu chưa ký với Hiệp hội mà muốn Hiệp được tổ chức này bảo vệ thì phải có hợp đồng dịch vụ theo những việc cụ thể.
Cũng theo ông Kiểm, thực tế hiện nay, hầu hết các trang mạng chưa ký với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam. Sắp tới, Hiệp hội sẽ liên kết cùng với Hội Nhà báo Việt Nam để tiến hành bảo vệ các website thông tin trên mạng được hữu hiệu.
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Hoàng, Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam nêu nhận định: "Thời đại công nghệ thông tin đã đặt ra những vấn đề cho bản quyền sao chép số. Hiện nay, sao chép chữ viết, sao chép hình ảnh, sao chép âm thanh…hầu hết đều vi phạm quyền sao chép. Về cách thức, bây giờ sao chép quá nhanh, quá dễ nên càng cần phải bảo vệ."
Đại diện Hội Trí thức Khoa học & Công nghệ Trẻ còn trăn trở trước tình hình sách điện tử phát triển và được hưởng ứng vì sự tiện dụng của nó. Theo ông Hoàng, chúng ta đã có các thư viện điện tử. Song nếu không công khai thì thư viện để làm gì? Thế nên cần có thỏa thuận mua-bán công khai. Tránh cơ chế tồn tại bảo thủ của các cơ quan, trường học ở ta.
Những thực tế tồn tại được chuyên gia này nêu ra là vấn nạn đạo văn, sao chép luận văn của sinh viên. Thư viện số của các đại học phải có dữ liệu gì? Luận văn sinh viên không phải là tài liệu mật. Không nên kết tội với sinh viên trong vấn nạn sao chép luận văn. Chúng ta có giải pháp, công nghệ hoàn toàn có thể làm được việc kiểm tra nội dung một luận văn, một tác phẩm xem có là sao chép một nguyên bản nào đó. Thay vì cấm đoán thì ta nên có cách thức cho phép tồn tại thị trường mua bán, sao chép luận văn. Các luận văn năm sau phải phải có thêm nội dung mới và những cập nhật thực tế.
Ông Hoàng cũng đặt ra yêu cầu về vấn đề pháp lý cần được làm rõ hơn. Cụ thể như việc sao chép của báo điện tử rất phổ biến. Báo nọ sao chép của báo kia vô tội vạ, trong khi báo in mà sao chép thế thì thành vấn đề lớn rồi. Các cử tọa đều đồng tình rằng ngay cả những bài báo viết về nạn sao chép, đưa tin về Hội thảo chống sao chép, kêu ca về những vi phạm trong sao chép cũng sẽ bị sao chép rất nhanh!
Quản lý thế nào?
Về quyền sao chép tác phẩm bằng phương tiện kỹ thuật số đối với tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam, Tiến sĩ Cao Kim Ánh ủy viên thường vụ, Phó giám đốc điều hành của Hiệp hộ Quyền sao chép nói: “Chúng ta đang sống trong thế giới hóa. Các thiết bị đọc cá nhân đi vào cuộc sống rất tự nhiên. Từ điện thoại di động đến máy tính bảng…”
"Các dữ liệu, các trao đổi trên diễn diễn đàn, các trang báo mạng đều được số hóa thành các dữ liệu điện tử. Đã có ngành công nghiệp nội dung để làm ra các thông tin số hóa. Hiệp hội Quyền sao chép không ngăn cản chuyện sao chép vì đó là nhu cầu thực tế của người dùng mà chỉ biến sự sử dụng trái phép thành có phép. Mà giá cả lại hết sức hợp lý. Chúng tôi cấp phép và bảo vệ cho người dùng được chủ động, an tâm và đàng hoàng," ông Ánh chia sẻ.
Theo thuyết trình khá thuyết phục của ông Cao Kim Ánh, những thách thức đặt ra khiến chúng ta phải nghĩ đến giải pháp. Có hai giải pháp. Đó là giải pháp giải pháp công nghệ để bảo vệ và giải pháp thứ hai là quản lý.
Ông Ánh phân tích, nếu “anh” dùng công nghệ để vi phạm thì tôi cũng dùng giải pháp công nghệ để quản lý. Cụ thể như có thể dùng mật mã, dùng cờ, thẻ, dấu, hiệu riêng chặn từ rrong nội dung. Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý các quyền số. Nhận dạng nội dung. Anh có thể đọc nhưng không thể copy, không thể in ra.
Giải pháp thứ hai là quản lý. Đây là bàn về ứng xử về mặt luật pháp với những vi pham trong môi trường số. Làm sao hài hòa được các quyền lợi của các bên trong môi trường thế giới số. Đó là quyền tác giả và quyền của người sử dụng.
Cũng theo tiến sĩ Cao Kim Ánh, người vi phạm hoàn toàn phải chịu xử phạt theo luật định vì cụ thể trong "Luật Sở hữu trí tuệ" của Việt Nam đã quy định: “Sao chép bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.” Và hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy nêu rõ: “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phố, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đế công chúng qua mạng truyền thong và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả."
Bảo vệ quyền lợi thế nào?
Có mặt tại hội thảo, Giám đốc nhà sách Minh Nguyệt đã đặt câu hỏi rằng nếu sách của nhà sách này bị in lậu thì Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam có bảo vệ được không? Phí bảo vệ là bao nhiêu? Ông Nguyễn Kiểm đã trả lời, việc in lậu cũng chính là hình thức sao chép. Khi đã là thành viên của Hiệp hội Quyền sao chép, chủ ủy thác sẽ được giúp đỡ khi tham gia vào quá trình tranh tụng.
Theo luật định, trường hợp in lậu sách bị phát hiện thì phía vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, Hiệp hội Quyền sao chép sẽ thay mặt nhà sách tham gia quá trình làm việc với cơ quan điều tra, với tòa án. Mức bồi thường sẽ được bàn bạc và Hiệp hội Quyền sao chép có trách nhiệm bảo vệ chủ ủy thác với trách nhiệm cao nhất.
Bà Đoàn Thị Lam Luyến-Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép đã có những giảng giải chi tiết, dẫn chứng phong phú, thể hiện những nung nấu, trăn trở về tác quyền ở Việt Nam.
Theo bà Luyến cần phân biệt các các in ấn truyền thống và xuất bản số. In ấn truyền thống thường bị sao chụp trên máy photocopy. Hiện nay thì sao chép truyền thống đang đi dần về sao chép số. Các nhà xuất bản mới (số hóa) sẽ thay thế nhà xuất bản truyền thống. Hiệp hội của chúng tôi là của chính tác giả và nhà xuất bản. Chúng tôi sẽ giúp bảo vệ quyền sau khi đã tác phẩm đã ra mắt dù theo phương thức sách truyền thống hay hiện đại.
Bà Luyến phân tích từ nhu cầu thực tế của việc cần có các bản sách sao chép nên việc sao chép sẽ ngày một nhiều. Bởi nhiều cuốn sách các nhà xuất bản không xuất bản nữa. Hoặc dù mới xuất bản cũng không còn sách, vì chỉ in 500-1000 cuốn.
Về mức thu phí thì Hiệp hội Quyền sao chép chỉ giữ lại khoản phí trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Mức thu phí có thể là 20% thu được từ người sử dụng bản sao chép. Thực tế sẽ có thỏa thuận cho từng trường hợp cụ thể, các loại tác phẩm cụ thể. Khi cùng thương lượng thì quyền lợi của chủ ủy thác hoàn toàn có thể được bảo vệ thỏa đáng vad mức phí sẽ không phải là vấn đề băn khoăn so với độ "nóng" của việc bị xâm phạm tác phẩm, bà Luyến nói.
Phân loại tác phẩm hư cấu và phi hư cấu cũng cần được hiểu rõ. Ví dụ một giáo trình hướng dẫn kiến thức nào đó, tác giả có thể viết hàng chục trang mỗi ngày, sẽ khác một tác phẩm văn học mang tính hư cấu sáng tạo. Ví dụ được bà Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép nêu ra là bản thảo tác phẩm của Lev Tolstoi có tới 92 lần sửa chữa thì mất công biết bao ngày nên cách tính quyền tác giả cũng khác.
Một ví dụ nữa được nêu ra là một tập sách ăn khách ở nước ngoài, từ một lớp học ngoài ngữ sao được bản gốc, chia nhau mỗi cháu dịch một chương. Mấy ngày là xong cuốn sách, trong khi quy trình của nhà xuất bản là 3 tháng. Nhà xuất bản ra sách, in ấn xong thì trên mạng đã phát tán đầy rẫy.
Và vấn đề đặt ra còn là làm sao tác phẩm không thể sao chép, không thể sửa đổi và nếu phá hủy tác phẩm thì phải bị trừng trị. Và Hiệp hội Quyền sao chép có thể giúp chủ thể đòi các quyền lợi của mình, cho dù vạn sự khởi đầu nan. Nhưng nếu không đi thì không bao giờ đến đích./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)