Nói đến Bình Định, vùng đất địa linh nhân kiệt, hầu như ai cũng đã "quen" với người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ, nghệ thuật hát bội, dân ca bài chòi ... nhưng có thể chưa nhiều người biết một loại hình nghệ thuật không kém phần đặc sắc, đó là Nhạc võ Tây Sơn- Bình Định.
Theo những nhà nghiên cứu lịch sử về phong trào Tây Sơn, thì loại hình Nhạc võ Tây Sơn được hình thành và phát triển từ Phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Chính Nhạc võ này, là nguồn động lực thúc dục khí thế tiến công của nghĩa quân Tây Sơn và bao phen đã làm cho quân thù kinh hồn bạt vía.
Vì vậy, nó đã gắn liền với những chiến công hiển hách trong sự nghiệp dẹp thù trong, đánh giặc ngoài thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc dưới tài chỉ huy thao lược của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, nhưng các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định đã nhận thức được giá trị to lớn của loại hình nghệ thuật này, đã nâng niu trân trọng bảo tồn và phát huy với sức sống trường tồn theo theo năm tháng.
Nghệ sỹ ưu tú, nhạc sỹ, phó giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn Bình Định cho biết kể từ năm 1979, sau khi khánh thành Bảo tàng Quang Trung, tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn-Bình Định, ngành văn hóa tỉnh đã cho thành lập đội nhạc võ Tây Sơn để phát huy giá trị nghệ thuật của trống trận Tây Sơn và tinh hoa võ thuật cổ truyền Bình Định để phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan tại bảo tàng.
Nét đặc sắc của giàn trống trận Tây Sơn gồm có 12 chiếc trống chiến, có kích thước lớn nhỏ và âm thanh trầm bổng khác nhau và một số nhạc cụ khác như trống chầu, chiêng, kèn sona, mõ, não bạt cùng hoà tấu đã góp phần tạo nên những âm hưởng hào sảng và mãnh liệt của bài trống trận Tây Sơn. Về tiết tấu của trống trận Tây Sơn gồm có 3 hồi: Hồi thứ nhất - Xuất quân; hồi thứ 2- Xung trận- Hãm thành và hồi thứ 3 - Khúc khải hoàn.
Nói đến sự thành công của Nhạc võ Tây Sơn không thể không kể đến diễn viên đầu đàn Nguyễn Thị Thuận. Chị đã gắn bó và biểu diễn trên 30 năm với nhạc võ này và nếu ai có dịp được xem chị biểu diễn đều cảm phục trước sự điêu luyện.
Chị cho biết khi biểu diễn, chị kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi triển thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp nhanh nhẹn, uyển chuyển như một vũ công thực thụ. Đặc biệt, đôi tay cầm dùi trống và như múa trên mặt trống với những kỹ thuật ve, vỗ, bịt đến mức điêu luyện tạo nên những giai điệu đặc sắc cuốn hút người nghe.
Nói về phong cách và nghệ thuật biểu diễn của chị Thuận, ông Thiện cho biết thêm đây là một diễn viên có khả năng thể hiện được hết cái hồn, cái tinh túy ẩn chứa trong bài trống trận Tây Sơn và nghệ thuật biểu diễn của chị đã góp phần làm cho trống trận Tây Sơn nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ngày nay, khi nền âm nhạc truyền thống ngày càng phát triển, các loại trống truyền thống được ra đời và mang nhiều tên khác nhau như: Âm vang trống trận- âm vang trống hội; trống hội tòng quân và trống hội Phù Đổng...Nhưng nhìn chung các thể loại trống này đã được cải biên, pha lẫn kỹ xảo và dĩ nhiên nó rất khác biệt với những hồi trống trận Tây Sơn đã được Bảo tàng Quang Trung bảo tồn và phát huy.
Mặt khác, để gìn giữ và lưu truyền giá trị đặc sắc về Nhạc võ Tây Sơn cho các thế hệ hôm nay và mai sau, trong những năm qua, Bảo tàng Quang Trung đã hợp tác với nghệ sỹ ưu tú, nhạc sỹ Đào Duy Kiền viết các bản nhạc lý phổ theo nền nhạc truyền thống để có cơ sở truyền dạy lạicho các thế hệ trẻ và cùng với sự dìu dắt, chỉ dẫn miệt mài , tâm huyết của diễn viên Nguyễn Thị Thuận. Đến nay, trong đội nhạc võ đã có một số diễn viên trẻ như Phan Phương Mai, Dương Thị Hương đã có thể thay thế biểu diễn mỗi khi chị Thuận bận việc, hoặc ốm đau bất thường do tuổi tác.
Ngoài 3 Hồi nhạc công Trống trận Tây Sơn, các nhạc công Bình Định còn vận dụng tiết tấu của Trống trận Tây Sơn để tạo nên những khúc nhạc mạnh mẽ làm nền cho các diễn viên biểu diễn các bài võ cổ truyền Tây Sơn như: Thập bát ban binh khí; Binh khí chống binh khí; tay không chống binh khí; hoặc đấu quyền...thể hiện tinh thần thượng võ của người Bình Định .
Ông Trần Xuân Cảnh, phó gám đốc Bảo tàng Quang Trung cho biết ssến nay, Đội Nhạc võ Tây Sơn tuy số diễn viên không nhiều, nhưng đã không ngừng rèn luyện trình độ biểu diễn và hàng năm đã thực hiện trên 500 chương trình biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại Bảo tàng Quang Trung . Ngoài ra, Đoàn còn tham gia phục vụ các Đoàn lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước về thăm Bảo tàng, phục vụ hầu hết các lễ hội của tỉnh và nhiều tỉnh thành phố khác ở trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Huế , Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Thọ, Kon Tum , Gia Lai và đã có chuyến lưu diễn thành công tại Myanma.
Có thể nói trong xu thế phát triển và hội nhập, Đội Nhạc võ Tây Sơn- Bình Định đã bảo tồn và phát huy nhạc võ Tây Sơn như một sản phẩm du lịch giá trị và quý hiếm, nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cả nước và quốc tế về nét đặc sắc của miền đất Tây Sơn Bình Định; đồng thời góp phần quan trọng để đưa bảo tàng Quang Trung trở thành một bảo tàng tầm cỡ quốc gia trong thời gian không xa nữa./.
Theo những nhà nghiên cứu lịch sử về phong trào Tây Sơn, thì loại hình Nhạc võ Tây Sơn được hình thành và phát triển từ Phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Chính Nhạc võ này, là nguồn động lực thúc dục khí thế tiến công của nghĩa quân Tây Sơn và bao phen đã làm cho quân thù kinh hồn bạt vía.
Vì vậy, nó đã gắn liền với những chiến công hiển hách trong sự nghiệp dẹp thù trong, đánh giặc ngoài thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc dưới tài chỉ huy thao lược của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, nhưng các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định đã nhận thức được giá trị to lớn của loại hình nghệ thuật này, đã nâng niu trân trọng bảo tồn và phát huy với sức sống trường tồn theo theo năm tháng.
Nghệ sỹ ưu tú, nhạc sỹ, phó giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn Bình Định cho biết kể từ năm 1979, sau khi khánh thành Bảo tàng Quang Trung, tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn-Bình Định, ngành văn hóa tỉnh đã cho thành lập đội nhạc võ Tây Sơn để phát huy giá trị nghệ thuật của trống trận Tây Sơn và tinh hoa võ thuật cổ truyền Bình Định để phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan tại bảo tàng.
Nét đặc sắc của giàn trống trận Tây Sơn gồm có 12 chiếc trống chiến, có kích thước lớn nhỏ và âm thanh trầm bổng khác nhau và một số nhạc cụ khác như trống chầu, chiêng, kèn sona, mõ, não bạt cùng hoà tấu đã góp phần tạo nên những âm hưởng hào sảng và mãnh liệt của bài trống trận Tây Sơn. Về tiết tấu của trống trận Tây Sơn gồm có 3 hồi: Hồi thứ nhất - Xuất quân; hồi thứ 2- Xung trận- Hãm thành và hồi thứ 3 - Khúc khải hoàn.
Nói đến sự thành công của Nhạc võ Tây Sơn không thể không kể đến diễn viên đầu đàn Nguyễn Thị Thuận. Chị đã gắn bó và biểu diễn trên 30 năm với nhạc võ này và nếu ai có dịp được xem chị biểu diễn đều cảm phục trước sự điêu luyện.
Chị cho biết khi biểu diễn, chị kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi triển thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp nhanh nhẹn, uyển chuyển như một vũ công thực thụ. Đặc biệt, đôi tay cầm dùi trống và như múa trên mặt trống với những kỹ thuật ve, vỗ, bịt đến mức điêu luyện tạo nên những giai điệu đặc sắc cuốn hút người nghe.
Nói về phong cách và nghệ thuật biểu diễn của chị Thuận, ông Thiện cho biết thêm đây là một diễn viên có khả năng thể hiện được hết cái hồn, cái tinh túy ẩn chứa trong bài trống trận Tây Sơn và nghệ thuật biểu diễn của chị đã góp phần làm cho trống trận Tây Sơn nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ngày nay, khi nền âm nhạc truyền thống ngày càng phát triển, các loại trống truyền thống được ra đời và mang nhiều tên khác nhau như: Âm vang trống trận- âm vang trống hội; trống hội tòng quân và trống hội Phù Đổng...Nhưng nhìn chung các thể loại trống này đã được cải biên, pha lẫn kỹ xảo và dĩ nhiên nó rất khác biệt với những hồi trống trận Tây Sơn đã được Bảo tàng Quang Trung bảo tồn và phát huy.
Mặt khác, để gìn giữ và lưu truyền giá trị đặc sắc về Nhạc võ Tây Sơn cho các thế hệ hôm nay và mai sau, trong những năm qua, Bảo tàng Quang Trung đã hợp tác với nghệ sỹ ưu tú, nhạc sỹ Đào Duy Kiền viết các bản nhạc lý phổ theo nền nhạc truyền thống để có cơ sở truyền dạy lạicho các thế hệ trẻ và cùng với sự dìu dắt, chỉ dẫn miệt mài , tâm huyết của diễn viên Nguyễn Thị Thuận. Đến nay, trong đội nhạc võ đã có một số diễn viên trẻ như Phan Phương Mai, Dương Thị Hương đã có thể thay thế biểu diễn mỗi khi chị Thuận bận việc, hoặc ốm đau bất thường do tuổi tác.
Ngoài 3 Hồi nhạc công Trống trận Tây Sơn, các nhạc công Bình Định còn vận dụng tiết tấu của Trống trận Tây Sơn để tạo nên những khúc nhạc mạnh mẽ làm nền cho các diễn viên biểu diễn các bài võ cổ truyền Tây Sơn như: Thập bát ban binh khí; Binh khí chống binh khí; tay không chống binh khí; hoặc đấu quyền...thể hiện tinh thần thượng võ của người Bình Định .
Ông Trần Xuân Cảnh, phó gám đốc Bảo tàng Quang Trung cho biết ssến nay, Đội Nhạc võ Tây Sơn tuy số diễn viên không nhiều, nhưng đã không ngừng rèn luyện trình độ biểu diễn và hàng năm đã thực hiện trên 500 chương trình biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại Bảo tàng Quang Trung . Ngoài ra, Đoàn còn tham gia phục vụ các Đoàn lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước về thăm Bảo tàng, phục vụ hầu hết các lễ hội của tỉnh và nhiều tỉnh thành phố khác ở trong nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Huế , Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Thọ, Kon Tum , Gia Lai và đã có chuyến lưu diễn thành công tại Myanma.
Có thể nói trong xu thế phát triển và hội nhập, Đội Nhạc võ Tây Sơn- Bình Định đã bảo tồn và phát huy nhạc võ Tây Sơn như một sản phẩm du lịch giá trị và quý hiếm, nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cả nước và quốc tế về nét đặc sắc của miền đất Tây Sơn Bình Định; đồng thời góp phần quan trọng để đưa bảo tàng Quang Trung trở thành một bảo tàng tầm cỡ quốc gia trong thời gian không xa nữa./.
Viết Ý (TTXVN)