Lễ hội Đen và Trắng hằng năm tại thành phố Pasto của Colombia được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhiều ngôi nhà thuộc thành phố cổ Sanaa của Yemen, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đã bị sụp đổ do mưa lớn, sau khi nhiều cơn bão và lũ quét hoành hành tại quốc gia này. Lâu nay, những ngôi nhà làm từ gạch bùn nâu và trắng xung quanh thành phố cổ Sanaa, được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 11, đang đối mặt với nhiều mối đe dọa do xung đột và không được gìn giữ cẩn thận. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 11/9/2019, UNESCO công bố một kế hoạch tái thiết mang tính bước ngoặt đối với đền thờ Hồi giáo Al-Nouri ở Mosul, tỉnh Nineveh, Iraq, bắt đầu vào năm 2020. Kế hoạch trùng tu đền thờ Hồi giáo nổi tiếng có từ thế kỷ 12, cùng với biểu tượng tháp nghiêng al-Hadba bị tàn phá trong chiến tranh, đã được thống nhất trong cuộc họp giữa Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay và một số quan chức Iraq. (Nguồn: AFP/TTXVN
Một trong những lễ hội thu hút du khách nhất tại Bỉ chính là lễ hội hóa trang Carnaval de Binche tại thị trấn Binche, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa truyền khẩu phi vật thể nhân loại vào năm 2003 và đây cũng là loại hình văn hóa dân gian đường phố đầu tiên được công nhận tại châu Âu. (Nguồnh: THX/TTXVN
Lâu đài cổ Himeji nằm ở trung tâm thành phố Himeji được xây dựng vào năm 1346. Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản và là đại diện tiêu biểu cho tất cả các tòa lâu đài, thành quách đang hiện hữu trên Xứ sở hoa Anh đào hiện nay. Năm 1993, lâu đài Himeji được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
UNESCO ngày 2/7/2018 đã công nhận dãy núi lửa Puys, vùng Auvergne-Rhône-Alpes miền Trung nước Pháp là Di sản thiên nhiên thế giới. Dãy núi bao gồm 80 ngọn núi lửa "đang ngủ" từ hơn 8.000 năm nay và các nhà khoa học không loại trừ khả năng chúng sẽ "thức giấc". Cao nhất là đỉnh Dome 1.465 mét. Đây là Di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên trên lãnh thổ lục địa Pháp được UNESCO công nhận. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Ngày 1/7/2018, UNESCO đã xếp hạng ngôi đền cổ nhất thế giới Gobekli Tepe của Thổ Nhĩ Kỳ và Công viên Quốc gia Chiribiquete của Colombia vào danh sách Di sản Thế giới. Đền Gobekli Tepe nằm tại vùng Lưỡng Hà và được xác định khoảng 11.000 năm tuổi, bao gồm các cột bằng đá xếp vòng tròn, với hai cột đá cao hơn 4m nằm ở giữa và các cột đá nhỏ hơn xếp xung quanh. Trong khi đó, Công viên Quốc gia Chiribiquete là vườn quốc gia lớn nhất tại Colombia với diện tích 2,7 triệu ha và có hệ sinh thái đa dạng đại diện cho hệ động thực vật của Amazon. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Lễ hội hóa trang Aalst của Bỉ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2010. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016, UNESCO đã nhất trí đưa Tổ hợp hang động Gorham ở Anh vào danh sách Di sản thế giới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Với vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và lãng mạn, được gìn giữ nguyên vẹn từ thời Trung cổ đến nay mặc cho những biến động của lịch sử và chiến tranh, thủ đô Prague (Cộng hòa Séc) được mệnh danh là thành phố đẹp nhất châu Âu. Năm 1992, khu trung tâm Praha đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Trong ảnh: Khu văn hóa nghệ thuật trên đá ở Zuojiang Huashan, Trung Quốc, một di sản của văn hóa thời kỳ đồ đồng từng thịnh hành ở khắp miền Nam nước này với 38 điểm tham quan các hình khắc của người cổ đại trên đá, được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 21/1/2017, HĐBA LHQ đã lên án việc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phá hủy các di sản văn hóa tại thành phố cổ Palmyra, miền Trung Syria, trong đó có một phần của Nhà hát La Mã cổ đại và công trình kiến trúc Tetrapylon (ảnh). UNESCO tuyên bố việc IS phá hủy hai công trình văn hóa này là tội ác chiến tranh. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Năm 2016, điệu nhảy Rumba của Cuba được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và đưa Rumba Cuba vào danh sách các di sản được bảo vệ bởi đó là biểu tượng của toàn bộ xã hội Cuba và điệu nhảy này bảo vệ quyền đa dạng văn hóa dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016, UNESCO đã nhất trí đưa Khu mộ đá Antequera ở Tây Ban Nha vào danh sách Di sản thế giới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại cuộc họp lần thứ 40 diễn ra tháng 7/2016, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đưa các di sản ở Mali và Uzbekistan vào danh sách các di sản thế giới đang gặp nguy hiểm. Ngoài ra, 5 di sản ở Libya cũng bị liệt vào "danh sách đen" do mức độ tổn hại từ cuộc xung đột tại quốc gia Bắc Phi này. Trong ảnh: Lăng mộ Askia của Mali - một trong những di sản thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tại cuộc họp lần thứ 40 diễn ra tháng 7/2016, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đưa các di sản ở Mali và Uzbekistan vào danh sách các di sản thế giới đang gặp nguy hiểm. Ngoài ra, 5 di sản ở Libya cũng bị liệt vào "danh sách đen" do mức độ tổn hại từ cuộc xung đột tại quốc gia Bắc Phi này. Trong ảnh: Thành phố lịch sử Zabid của Yemen - một trong những di sản thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thung lũng Bamiyan ở Afghanistan - một trong những di sản thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016, UNESCO đã đưa Thành phố cổ Ani của Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách Di sản thế giới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016, UNESCO đã đưa Hệ thống tưới tiêu cổ từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên ở Iran vào danh sách Di sản thế giới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại kỳ họp lần thứ 40, tháng 7/2016, UNESCO đã nhất trí đưa Nhà hát cổ Philippi ở Hy Lạp vào danh sách Di sản thế giới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Cuộc thi xây tháp người, hay còn gọi là Castells, ở Tarragona, xứ Catalonia, Tây Ban Nha diễn ra hai năm một lần. Mỗi tòa tháp có thể được tạo ra từ khoảng 6 đến 10 tầng người. UNESCO đã công nhận Cuộc thi xây tháp người ở xứ Catalan này là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đại học Phật giáo Mahavihara Nalanda ở Ấn Độ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 2016. (Nguồn: THX/TTXVN)
Sau khi chiếm thành phố cổ Palmyra (Syria) hồi tháng 5/2015, các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã phá hủy và cướp bóc các ngôi đền được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Trong ảnh: Cảnh đổ nát tại Nhà hát La Mã ở thành cổ Palmyra sau khi bị các tay súng IS phá hủy. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay ngày 27/8/2020 đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây quỹ để hỗ trợ việc khôi phục các trường học, các tòa nhà di sản lịch sử, bảo tàng và nền kinh tế, vốn bị tàn phá nặng nề trong vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Beirut của Liban hồi đầu tháng này. Trong ảnh: Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay (trái) thăm khu vực bị tàn phá nặng nề sau vụ nổ ở thủ đô Beirut, Liban, ngày 27/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tháng 7/2017, UNESCO trao tặng danh hiệu Đại sứ múa của thế giới cho nữ nghệ sỹ ballet huyền thoại của Cuba Alicia Alonso vì những cống hiến lớn lao của bà cho nghệ thuật múa ballet của đảo quốc Caribe, cũng như đối với văn hóa toàn cầu. Đây là lần thứ hai nữ nghệ sỹ múa ballet có ảnh hưởng nhất Cuba này được UNESCO vinh danh. Trong ảnh: Nghệ sỹmúa ballet Alicia Alonso (phải) tại Hội nghị thế giới về nghệ thuật trình diễn ITI-Unesco ở thành phố Segovia, Tây Ban Nha, ngày 18/7/2017. (Ảnh: EPA/TTXVN)
Tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ) nằm trong số nhiều di sản văn hóa thế giới bị đe dọa hủy hoại do nước biển dâng, hạn hán và một số tác động khác của sự biến đổi khí hậu. Đây là kết luận trong một báo cáo do nhiều cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện và công bố ngày 26/5/2016. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Palmyra nằm ở phía đông tỉnh Homs, là di sản thế giới được UNESCO công nhận, nơi lưu giữ nhiều di tích cổ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại. Sau khi chiếm giữ Palmyra, các tay súng của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã phá hủy một nhà tù quân sự và một số lăng mộ cổ ở đây. Trong ảnh: Khu tượng đài Arc de Triomph ở thành phố cổ Palmyra của Syria bị IS tàn phá, tháng 10/2015. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Bộ Di sản và Các hoạt động văn hóa của Italy ngày 4/1/2016 thông báo Chính phủ nước này đã nhất trí cấp 300 triệu euro cho công tác tu tạo và bảo tồn các di sản văn hóa quốc gia. Khoản tiền trên sẽ được giải ngân trong vòng 3 năm cho 241 dự án trong cả nước, từ các công trình nghệ thuật, các khu khảo cổ cho tới các bảo tàng, thư viện… Trong ảnh: Những bức tranh tường thuộc Di sản Thế giới UNESCO Pompeii ngày 24/12/2015. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 9/10/2015, UNESCO quyết định đưa tài liệu về vụ Thảm sát Nam Kinh của Trung Quốc vào Sổ lưu giữ ký ức thế giới. Tài liệu này là một trong 47 đề nghị của các quốc gia mới được bổ sung vào chương trình di sản tài liệu. Trong ảnh: Khách tham quan Đài tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã cho nổ tung ngôi đền Baal Shamin (ảnh), một trong những di tích tại thành phố cổ Palmyra được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, là nơi lưu giữ nhiều tàn tích của các công trình cổ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tháng 7/2015, UNESCO quyết định đưa thành cổ Sanaa, thị trấn Shibam ở Yemen và Hatra ở Iraq vào danh sách đang gặp nguy hiểm do mức độ tổn hại hoặc đe dọa từ các cuộc xung đột vũ trang ở hai nước này. Trong ảnh: Thành cổ Sanaa ở Yemen bị tàn phá sau các cuộc oanh tạc. (Ảnh: THX/TTXVN).
Tháng 7/2015, UNESCO quyết định đưa thành cổ Sanaa, thị trấn Shibam ở Yemen và Hatra ở Iraq vào danh sách đang gặp nguy hiểm do mức độ tổn hại hoặc đe dọa từ các cuộc xung đột vũ trang ở hai nước này. Trong ảnh: Thành cổ Sanaa ở Yemen bị tàn phá sau các cuộc oanh tạc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tàn phá thành phố cổ Palmyra ở Syria được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là nơi lưu giữ nhiều tàn tích của các công trình cổ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tàn phá thành phố cổ Palmyra ở Syria được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là nơi lưu giữ nhiều tàn tích của các công trình cổ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tàn phá thành phố cổ Palmyra ở Syria được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là nơi lưu giữ nhiều tàn tích của các công trình cổ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tu viện Mont-Saint-Michel ở miền Tây Bắc nước Pháp là Di sản thế giới được UNESCO công nhận. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thành phố Venice nằm ở Đông Bắc Italy, là thủ phủ của vùng Veneto. Bị chia cắt bởi những con kênh và nối với nhau bằng những cây cầu, Venice nổi tiếng với cảnh đẹp và kiến trúc. Venice được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới năm 1987. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thành phố cổ Dubrovnik nằm trên bờ biển Dalmatian (Croatia) được mệnh danh là hòn ngọc của vùng biển Ađriatích. Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong trận động đất năm 1667, Dubrovnik may mắn vẫn còn giữ được những suối nước, lâu đài, tu viện và các nhà thờ thời trung cổ, thời kỳ Phục Hưng và thời kỳ Baroque ... đầy quyến rũ. Thành phố cổ Dubrovnik được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1979. (Ảnh: THX/TTXVN)
Meteora gồm những tu viện nhỏ được xây dựng trên những cột đá tự nhiên, nằm ở rìa phía Tây Bắc khu vực Thessaly, gần con sông Pinios và ngọn núi Pindus thuộc trung tâm Hy Lạp. Những tu viện nhỏ này được xây dựng vào thế kỷ 15 trong những điều kiện vô cùng khó khăn vì tất cả đều nằm trên đỉnh núi đá sa thạch cao chót vót. Hiện có sáu tu viện mở cửa đón du khách viếng thăm. Meteora được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 1988. (Ảnh: THX/TTXVN)
Rạn san hô Great Barrier Reef của Australia bị xuống cấp kể từ năm 2009 do hậu quả của các cơn lốc xoáy, lũ lụt, ô nhiễm. UNESCO nhấn mạnh rằng các rạn san hô tại Australia có thể bị liệt vào danh sách những di sản thiên nhiên thế giới bên bờ vực nguy hiểm, nếu Chính phủ nước này không kịp thời bổ sung các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cappadocia (ảnh) là khu vực độc nhất vô nhị thuộc trung tâm Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên ấn tượng nhất ở châu Âu. Năm 1985, khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới. Cappadocia được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa - kết quả của vụ phun trào xảy ra khoảng 3 triệu năm trước đây. (Ảnh: THX/TTXVN)
Điệu múa Saman tại Banda Aceh - điệu múa “ngàn cánh tay" của Indonesia được UNESCO đưa vào danh sách những Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới, tháng 11/2011. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 28/6/2011, khu vực Serra de Tramuntana trên đảo Mallorca (Tây Ban Nha) được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trung tâm Lịch sử Florence - thủ phủ vùng Tuscany (Italy) và là biểu tượng của thời Phục Hưng, được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1982. (Ảnh: THX/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)