Trên địa bàn huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), cộng đồng người Hrê là một dân tộc có những nét văn hóa rất riêng biệt và đặc sắc, trong đó nghề dệt thổ cẩm là nét văn hóa rất độc đáo.
Tuy nhiên, để trở thành một nghệ nhân thành thạo nghề dệt thổ cẩm không phải ai cũng làm được, hơn nữa để phát huy các mẫu hoa văn đẹp và phong phú lại càng khó.
Một trong những nghệ nhân có công lưu giữ những nét văn hóa thổ cẩm là chị Phạm Thị Găm - dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành.
Nghệ nhân Phạm Thị Găm sinh ra và lớn lên ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành (huyện Ba Tơ), là thôn duy nhất hiện nay còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Hrê. Năm hơn 10 tuổi, không như những thiếu nữ khác ham chơi, đùa nghịch, chị Găm chỉ thích ngồi xem mẹ mình dệt những tấm váy, áo thổ cẩm, những hoa văn sinh động trên thổ cẩm đã lôi cuốn chị.
Từ đó, chị Găm ngày càng yêu thích nghề dệt thổ cẩm và quyết tâm học bằng được cách dệt thổ cẩm với các mẫu hoa văn truyền thống của dân tộc mình. Với lòng ham mê và tâm huyết, chị Găm đã tiếp thu rất nhanh những gì mẹ dạy.
Đến năm 20 tuổi, chị đã trở thành một cô gái dệt thổ cẩm rất điêu luyện, giỏi nhất, nhì thôn với những mẫu hoa văn phong phú và đẹp mắt. Các sản phẩm do chị dệt có nhiều loại như váy, áo, túi xách, khăn đội đầu, khăn địu con với nhiều hoa văn khác nhau.
Chị Găm chia sẻ phụ nữ Hrê xưa gần như ai cũng biết dệt thổ cẩm nhưng không phải ai cũng có thể dệt được những sản phẩm đẹp. Để trở thành một nghệ nhân dệt thổ cẩm chuyên nghiệp, mình mất nhiều thời gian, công sức nỗ lực học tập.
Hoa văn trên trang phục truyền thống của người Hrê có rất nhiều loại. Mỗi hoa văn đều mang ý nghĩa riêng của nó và góp phần vẽ nên một nét văn hóa chung trong mỹ thuật của người Hrê. Có thể phân chia các loại hoa văn trang trí thành các thể loại khác nhau trên thổ cẩm của người Hrê như hoa văn động vật, hoa văn thực vật, hoa văn đồ vật. Tất cả hoa văn trên thổ cẩm đều tái hiện lại cuộc sống hằng ngày, văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Hrê.
Một loại hoa văn không thể thiếu là hoa văn dấu cộng, thể hiện sự may mắn và cầu mong sức khỏe cho người mặc. Thường hoa văn trên các sản phẩm cho nữ giới có màu sắc nhẹ nhàng, hoa văn nhỏ; trên áo, khăn, mũ của nam giới có hoa văn to hơn, nhiều hơn và màu sắc khá nổi, nhằm thể hiện sức mạnh của phái nam.
Chị Găm tâm sự để làm được một tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn đẹp mất gần 7 ngày nhưng mình chỉ cần 4 ngày thôi. Mình cố gắng nhớ lại hoa văn mà mẹ dạy cho, sáng tạo thêm để thổ cẩm của mình đẹp hơn và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hrê.
Hoa văn của người Hrê rất phong phú và đa dạng nhưng hiện không còn nhiều người biết dệt, dệt đẹp các loại hoa văn. Là một trong số ít những người đó, chị Găm được mời đi tham dự Hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam tại Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, tham gia giao lưu và giới thiệu thổ cẩm tại làng văn hóa các dân tộc ở Hà Nội. Nhờ vậy, các sản phẩm do chị dệt được nhiều người, nhiều nơi trong cả nước biết và tìm đến đặt hàng.
Vừa qua, khi Huyện Đoàn Ba Tơ mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Hrê cho đồng bào ở đây, chị Găm được mời làm giảng viên truyền dạy nghề cho bà con.
Với niềm say mê, tình yêu cháy bỏng với hoa văn thổ cẩm, chị đã dồn tâm huyết, không kể ngày đêm miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm và phát huy các hoa văn trên thổ cẩm của đồng bào Hrê.
Với những đóng góp của mình, chị Phạm Thị Găm đã được Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào Hrê./.
Tuy nhiên, để trở thành một nghệ nhân thành thạo nghề dệt thổ cẩm không phải ai cũng làm được, hơn nữa để phát huy các mẫu hoa văn đẹp và phong phú lại càng khó.
Một trong những nghệ nhân có công lưu giữ những nét văn hóa thổ cẩm là chị Phạm Thị Găm - dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành.
Nghệ nhân Phạm Thị Găm sinh ra và lớn lên ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành (huyện Ba Tơ), là thôn duy nhất hiện nay còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Hrê. Năm hơn 10 tuổi, không như những thiếu nữ khác ham chơi, đùa nghịch, chị Găm chỉ thích ngồi xem mẹ mình dệt những tấm váy, áo thổ cẩm, những hoa văn sinh động trên thổ cẩm đã lôi cuốn chị.
Từ đó, chị Găm ngày càng yêu thích nghề dệt thổ cẩm và quyết tâm học bằng được cách dệt thổ cẩm với các mẫu hoa văn truyền thống của dân tộc mình. Với lòng ham mê và tâm huyết, chị Găm đã tiếp thu rất nhanh những gì mẹ dạy.
Đến năm 20 tuổi, chị đã trở thành một cô gái dệt thổ cẩm rất điêu luyện, giỏi nhất, nhì thôn với những mẫu hoa văn phong phú và đẹp mắt. Các sản phẩm do chị dệt có nhiều loại như váy, áo, túi xách, khăn đội đầu, khăn địu con với nhiều hoa văn khác nhau.
Chị Găm chia sẻ phụ nữ Hrê xưa gần như ai cũng biết dệt thổ cẩm nhưng không phải ai cũng có thể dệt được những sản phẩm đẹp. Để trở thành một nghệ nhân dệt thổ cẩm chuyên nghiệp, mình mất nhiều thời gian, công sức nỗ lực học tập.
Hoa văn trên trang phục truyền thống của người Hrê có rất nhiều loại. Mỗi hoa văn đều mang ý nghĩa riêng của nó và góp phần vẽ nên một nét văn hóa chung trong mỹ thuật của người Hrê. Có thể phân chia các loại hoa văn trang trí thành các thể loại khác nhau trên thổ cẩm của người Hrê như hoa văn động vật, hoa văn thực vật, hoa văn đồ vật. Tất cả hoa văn trên thổ cẩm đều tái hiện lại cuộc sống hằng ngày, văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào Hrê.
Một loại hoa văn không thể thiếu là hoa văn dấu cộng, thể hiện sự may mắn và cầu mong sức khỏe cho người mặc. Thường hoa văn trên các sản phẩm cho nữ giới có màu sắc nhẹ nhàng, hoa văn nhỏ; trên áo, khăn, mũ của nam giới có hoa văn to hơn, nhiều hơn và màu sắc khá nổi, nhằm thể hiện sức mạnh của phái nam.
Chị Găm tâm sự để làm được một tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn đẹp mất gần 7 ngày nhưng mình chỉ cần 4 ngày thôi. Mình cố gắng nhớ lại hoa văn mà mẹ dạy cho, sáng tạo thêm để thổ cẩm của mình đẹp hơn và mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hrê.
Hoa văn của người Hrê rất phong phú và đa dạng nhưng hiện không còn nhiều người biết dệt, dệt đẹp các loại hoa văn. Là một trong số ít những người đó, chị Găm được mời đi tham dự Hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam tại Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, tham gia giao lưu và giới thiệu thổ cẩm tại làng văn hóa các dân tộc ở Hà Nội. Nhờ vậy, các sản phẩm do chị dệt được nhiều người, nhiều nơi trong cả nước biết và tìm đến đặt hàng.
Vừa qua, khi Huyện Đoàn Ba Tơ mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Hrê cho đồng bào ở đây, chị Găm được mời làm giảng viên truyền dạy nghề cho bà con.
Với niềm say mê, tình yêu cháy bỏng với hoa văn thổ cẩm, chị đã dồn tâm huyết, không kể ngày đêm miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm và phát huy các hoa văn trên thổ cẩm của đồng bào Hrê.
Với những đóng góp của mình, chị Phạm Thị Găm đã được Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào Hrê./.
Đinh Thị Hương (TTXVN)