Phát biểu tại hội thảo “Đánh giá dự án điều tra hiện trạng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn loài vượn đen má vàng” ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tổ chức ngày 22/10 tại Bình Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bùi Văn Danh khẳng định tỉnh sẽ kiên quyết bảo vệ, bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích gần 30.000ha, nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước thuộc địa phận hành chính xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách tỉnh lỵ Bình Phước 100km.
Theo Giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập Nguyễn Đại Phú, từ năm 2004 đến nay, các cuộc điều tra, khảo sát nhanh của các cơ quan chức năng đã phát hiện được nhiều bầy vượn đen má vàng trong vườn.
Mới đây nhất là đợt điều tra nhanh năm 2009 của Viện sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 34 bầy vượn đen má vàng trong khu vực điều tra ngẫu nhiên 5.000ha tại các tiểu khu rừng Bù Gia Mập giáp ranh với tỉnh Đắk Nông.
Vượn đen má vàng là loài linh trưởng đặc hữu Đông Dương, được các tổ chức quốc tế quan tâm bảo tồn.
Để có nguồn kinh phí điều tra, kỹ sư Nguyễn Văn Toại đã đề xuất và được tiến sỹ Hoàng Minh Đức, chuyên gia về thú Linh trưởng gửi tới Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) và được tổ chức này tài trợ 27.000 USD thực hiện theo hợp đồng tài trợ ngày 7/8/2009.
Mục đích của dự án này là đánh giá hiện trạng quần thể loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập và tăng cường năng lực cho cán bộ nhân viên Vườn quốc gia nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong vùng đệm trong công tác bảo tồn loài vượn đen má vàng.
Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường năng lực cho 15 cán bộ kiểm lâm của Vườn quốc gia trong công tác điều tra số lượng quần thể, giám sát và bảo tồn loài, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục bảo tồn; xác định được số lượng, mật độ quần thể, tình trạng phân bố, sinh cảnh sống ưu thích của loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân như học sinh cấp I, II, cộng đồng người dân trong công tác bảo tồn.
Dự án cũng nhằm tạo cơ sở dự liệu phục vụ công tác bảo tồn loài vượn đen má vàng cũng như bảo tồn sinh cảnh cho các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập; thiết lập chiến lược hành động bảo tồn loài vượn này trong thời gian sau dự án.
Theo Thạc sỹ Vương Đức Hòa, Điều phối viên của dự án, kết quả điều tra cho thấy tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập vào mùa khô tháng 11/2009 phát hiện tới 176 đàn với trên 400 cá thể vượn đen má vàng sinh sống trong khoảng 22.877ha. Tuy nhiên, qua khảo sát vào mùa mưa hồi tháng 4/2010 vừa qua phát hiện còn 124 đàn với số lượng cá thể vượn đen má vàng giảm xuống rõ rệt.
Nhóm điều tra của Dự án đã đưa ra nhận định về các mối đe dọa chủ yếu ảnh hưởng đến loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập là do bị mất sinh cảnh, do chuyển đổi rừng sang canh tác nông nghiệp, săn bắn, buôn bán để làm cảnh, thực phẩm, nhiêu liệu.
Các tác động như khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng, vùng đệm Vườn quốc gia đặc biệt là phía tỉnh Bình Phước bị khai thác quá mức, kéo theo định cư của con người làm thu hẹp sinh cảnh sống của loài vượn đen má vàng./.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích gần 30.000ha, nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước thuộc địa phận hành chính xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách tỉnh lỵ Bình Phước 100km.
Theo Giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập Nguyễn Đại Phú, từ năm 2004 đến nay, các cuộc điều tra, khảo sát nhanh của các cơ quan chức năng đã phát hiện được nhiều bầy vượn đen má vàng trong vườn.
Mới đây nhất là đợt điều tra nhanh năm 2009 của Viện sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 34 bầy vượn đen má vàng trong khu vực điều tra ngẫu nhiên 5.000ha tại các tiểu khu rừng Bù Gia Mập giáp ranh với tỉnh Đắk Nông.
Vượn đen má vàng là loài linh trưởng đặc hữu Đông Dương, được các tổ chức quốc tế quan tâm bảo tồn.
Để có nguồn kinh phí điều tra, kỹ sư Nguyễn Văn Toại đã đề xuất và được tiến sỹ Hoàng Minh Đức, chuyên gia về thú Linh trưởng gửi tới Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) và được tổ chức này tài trợ 27.000 USD thực hiện theo hợp đồng tài trợ ngày 7/8/2009.
Mục đích của dự án này là đánh giá hiện trạng quần thể loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập và tăng cường năng lực cho cán bộ nhân viên Vườn quốc gia nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong vùng đệm trong công tác bảo tồn loài vượn đen má vàng.
Mục tiêu cụ thể của dự án là tăng cường năng lực cho 15 cán bộ kiểm lâm của Vườn quốc gia trong công tác điều tra số lượng quần thể, giám sát và bảo tồn loài, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục bảo tồn; xác định được số lượng, mật độ quần thể, tình trạng phân bố, sinh cảnh sống ưu thích của loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân như học sinh cấp I, II, cộng đồng người dân trong công tác bảo tồn.
Dự án cũng nhằm tạo cơ sở dự liệu phục vụ công tác bảo tồn loài vượn đen má vàng cũng như bảo tồn sinh cảnh cho các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập; thiết lập chiến lược hành động bảo tồn loài vượn này trong thời gian sau dự án.
Theo Thạc sỹ Vương Đức Hòa, Điều phối viên của dự án, kết quả điều tra cho thấy tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập vào mùa khô tháng 11/2009 phát hiện tới 176 đàn với trên 400 cá thể vượn đen má vàng sinh sống trong khoảng 22.877ha. Tuy nhiên, qua khảo sát vào mùa mưa hồi tháng 4/2010 vừa qua phát hiện còn 124 đàn với số lượng cá thể vượn đen má vàng giảm xuống rõ rệt.
Nhóm điều tra của Dự án đã đưa ra nhận định về các mối đe dọa chủ yếu ảnh hưởng đến loài vượn đen má vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập là do bị mất sinh cảnh, do chuyển đổi rừng sang canh tác nông nghiệp, săn bắn, buôn bán để làm cảnh, thực phẩm, nhiêu liệu.
Các tác động như khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng, vùng đệm Vườn quốc gia đặc biệt là phía tỉnh Bình Phước bị khai thác quá mức, kéo theo định cư của con người làm thu hẹp sinh cảnh sống của loài vượn đen má vàng./.
Nguyễn Văn Việt (TTXVN/Vietnam+)