Để bảo tồn, khôi phục và phát triển loài cá cóc Tam Đảo (loài ếch nhái đặc hữu của Việt Nam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo), hiện nay Vĩnh Phúc tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ cá cóc ở khắp các địa phương quanh khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo.
Các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm đẩy mạnh quản lý việc thu mua, săn bắt cá cóc Tam Đảo. Chính quyền địa phương và Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ có hình thức xử phạt thật nghiêm về hành vi săn bắt, mua bán trái phép cá cóc Tam Đảo.
Vĩnh Phúc cũng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh vùng trồng cây thuốc, phát triển du lịch, nghề phụ chế biến nông sản tại các vùng miền núi để người dân sống không phụ thuộc vào rừng.
Tỉnh đẩy mạnh công tác trồng rừng, phục hồi thảm thực vật ở các sườn dốc, bảo vệ rừng mới trồng nhằm khôi phục và bảo tồn loại cá cóc quý hiếm này; đồng thời nghiêm cấm việc chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác quá mức các sản phẩm của rừng như gỗ, củi, măng, cây thuốc, cây cảnh, khai thác khoáng sản… làm hủy hoại nghiêm trọng đến môi trường sống của cá cóc Tam Đảo.
Các nhà khoa học cũng đang tiến hành đưa cá cóc con nuôi thử nghiệm trong môi trường bán tự nhiên tại các suối, hồ vùng núi Tam Đảo, giúp cá cóc thích nghi dần với điều kiện môi trường sống tự nhiên nhằm bảo tồn, lưu giữ giống cá cóc đặc hữu này.
Loài cá cóc Tam Đảo, tên khoa học là Paramesotriton deloustali, hay cá cóc bụng hoa (tắc kè nước, cá sấu cạn) là một loài ếch nhái có đuôi đặc hữu ở Việt Nam, đây là là một loài lưỡng cư có đuôi duy nhất được tìm thấy từ năm 1934.
Loại động vật này được liệt vào danh sách Sách đỏ Việt Nam ở mức có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ trước tới nay các nhà khoa học chỉ phát hiện thấy chúng có ở các suối của dãy núi Tam Đảo và phân bố trong phạm vi hẹp thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Là loài bò sát quý hiếm, có giá trị khoa học cao được dùng để chữa bệnh hen suyễn, còi xương, mặt khác, với thân hình kì lạ, hoa văn đẹp, cá cóc bị người dân sống ven núi Tam Đảo lùng bắt bán cho khách du lịch về nuôi làm cảnh hoặc ngâm rượu làm thuốc nên cá cóc Tam Đảo đang bị khai thác triệt để và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác rừng bừa bãi và phát triển du lịch ồ ạt đã làm cho môi trường sống của loài cá này ngày càng suy giảm, không phát triển./.
Các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm đẩy mạnh quản lý việc thu mua, săn bắt cá cóc Tam Đảo. Chính quyền địa phương và Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ có hình thức xử phạt thật nghiêm về hành vi săn bắt, mua bán trái phép cá cóc Tam Đảo.
Vĩnh Phúc cũng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh vùng trồng cây thuốc, phát triển du lịch, nghề phụ chế biến nông sản tại các vùng miền núi để người dân sống không phụ thuộc vào rừng.
Tỉnh đẩy mạnh công tác trồng rừng, phục hồi thảm thực vật ở các sườn dốc, bảo vệ rừng mới trồng nhằm khôi phục và bảo tồn loại cá cóc quý hiếm này; đồng thời nghiêm cấm việc chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác quá mức các sản phẩm của rừng như gỗ, củi, măng, cây thuốc, cây cảnh, khai thác khoáng sản… làm hủy hoại nghiêm trọng đến môi trường sống của cá cóc Tam Đảo.
Các nhà khoa học cũng đang tiến hành đưa cá cóc con nuôi thử nghiệm trong môi trường bán tự nhiên tại các suối, hồ vùng núi Tam Đảo, giúp cá cóc thích nghi dần với điều kiện môi trường sống tự nhiên nhằm bảo tồn, lưu giữ giống cá cóc đặc hữu này.
Loài cá cóc Tam Đảo, tên khoa học là Paramesotriton deloustali, hay cá cóc bụng hoa (tắc kè nước, cá sấu cạn) là một loài ếch nhái có đuôi đặc hữu ở Việt Nam, đây là là một loài lưỡng cư có đuôi duy nhất được tìm thấy từ năm 1934.
Loại động vật này được liệt vào danh sách Sách đỏ Việt Nam ở mức có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ trước tới nay các nhà khoa học chỉ phát hiện thấy chúng có ở các suối của dãy núi Tam Đảo và phân bố trong phạm vi hẹp thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Là loài bò sát quý hiếm, có giá trị khoa học cao được dùng để chữa bệnh hen suyễn, còi xương, mặt khác, với thân hình kì lạ, hoa văn đẹp, cá cóc bị người dân sống ven núi Tam Đảo lùng bắt bán cho khách du lịch về nuôi làm cảnh hoặc ngâm rượu làm thuốc nên cá cóc Tam Đảo đang bị khai thác triệt để và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác rừng bừa bãi và phát triển du lịch ồ ạt đã làm cho môi trường sống của loài cá này ngày càng suy giảm, không phát triển./.
Lâm Đào An (Vietnam+)