Sáng 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Bảo tồn giá trị truyền thông dân ca Tày tỉnh Bắc Kạn.”
Đề tài được thực hiện bởi bà Hoàng Thị Hỵ - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông và ông Hoàng Minh Thư - Phó Trưởng đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn.
Mục tiêu của đề tài để bảo tồn giá trị truyền thống dân ca Tày tỉnh Bắc Kạn, vốn còn nguyên sơ và thuần Tày do hiện tượng hợp hôn, hỗn dung Tày Nùng chưa đậm.
Dân ca Tày Bắc Kạn là nguồn di sản quý báu, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện thực, có ý nghĩa trong đời sống tinh thần người Tày Bắc Kạn.
Những làn điệu dân ca là tài sản chung của người dân Bắc Kạn. Việc bảo tồn dân ca Tày gắn với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân ca Tày là một thành tố quan trọng trong tổng thể âm nhạc dân gian người Tày vùng Việt Bắc, đây là việc làm góp phần nâng cao giá trị dân ca Tày trong giáo dục, đảm bảo tính hưởng thụ của người dân đối với sản phẩm tinh thần của cha ông sáng tạo, để các thế hệ trẻ khi hát dân ca sẽ yêu quý quê hương, con người Việt Nam.
Dân ca Tày Bắc Kạn có nhiều làn điệu như dân ca sinh hoạt, dân ca nghi lễ, như Hát ru, Đồng dao, hát kể chuyện (phong slư), hát giao duyên (lượn slao báo), hát đám cưới (lượn quan lang), hát Then, hát Pụt, hát thầy Tào trong đám tang… Trong hát Lượn có nhiều loại, như Lượn cọi; Lượn đối đáp, chủ yếu thử tài, trí khi trai gái gặp gỡ nhau; Lượn Slương; Lượn nàng ới; Lượn Phong slư (bức thư); Lượn Quan làng….
Dân ca Tày Bắc Kạn phát sinh trong không gian dân dã giữa rừng cây lá biếc, núi cao, hồ xanh… những yếu tố nguyên khai ít biến đổi, tác động trong quá trình sống. Cư dân quần cư trong các bản, nà, khuổi với việc gieo cấy, trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên diện mạo trù phú, là môi trường thuận lợi để dân ca Tày khởi sinh.
Đề tài bảo tồn giá trị truyền thống dân ca vừa là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện về dân ca người Tày Bắc Kạn, có tính ứng dụng rộng rãi trong đời sống tinh thần của người dân.
Công trình có tính thực tế cao, tạo dựng lại lối diễn xướng cổ truyền tại các địa bàn thu hút khách du lịch như Vườn Quốc gia Ba Bể, Động Nàng Tiên (Na Rì), di tích lịch sử cách mạng… ./.
Đề tài được thực hiện bởi bà Hoàng Thị Hỵ - Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông và ông Hoàng Minh Thư - Phó Trưởng đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn.
Mục tiêu của đề tài để bảo tồn giá trị truyền thống dân ca Tày tỉnh Bắc Kạn, vốn còn nguyên sơ và thuần Tày do hiện tượng hợp hôn, hỗn dung Tày Nùng chưa đậm.
Dân ca Tày Bắc Kạn là nguồn di sản quý báu, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện thực, có ý nghĩa trong đời sống tinh thần người Tày Bắc Kạn.
Những làn điệu dân ca là tài sản chung của người dân Bắc Kạn. Việc bảo tồn dân ca Tày gắn với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân ca Tày là một thành tố quan trọng trong tổng thể âm nhạc dân gian người Tày vùng Việt Bắc, đây là việc làm góp phần nâng cao giá trị dân ca Tày trong giáo dục, đảm bảo tính hưởng thụ của người dân đối với sản phẩm tinh thần của cha ông sáng tạo, để các thế hệ trẻ khi hát dân ca sẽ yêu quý quê hương, con người Việt Nam.
Dân ca Tày Bắc Kạn có nhiều làn điệu như dân ca sinh hoạt, dân ca nghi lễ, như Hát ru, Đồng dao, hát kể chuyện (phong slư), hát giao duyên (lượn slao báo), hát đám cưới (lượn quan lang), hát Then, hát Pụt, hát thầy Tào trong đám tang… Trong hát Lượn có nhiều loại, như Lượn cọi; Lượn đối đáp, chủ yếu thử tài, trí khi trai gái gặp gỡ nhau; Lượn Slương; Lượn nàng ới; Lượn Phong slư (bức thư); Lượn Quan làng….
Dân ca Tày Bắc Kạn phát sinh trong không gian dân dã giữa rừng cây lá biếc, núi cao, hồ xanh… những yếu tố nguyên khai ít biến đổi, tác động trong quá trình sống. Cư dân quần cư trong các bản, nà, khuổi với việc gieo cấy, trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên diện mạo trù phú, là môi trường thuận lợi để dân ca Tày khởi sinh.
Đề tài bảo tồn giá trị truyền thống dân ca vừa là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện về dân ca người Tày Bắc Kạn, có tính ứng dụng rộng rãi trong đời sống tinh thần của người dân.
Công trình có tính thực tế cao, tạo dựng lại lối diễn xướng cổ truyền tại các địa bàn thu hút khách du lịch như Vườn Quốc gia Ba Bể, Động Nàng Tiên (Na Rì), di tích lịch sử cách mạng… ./.
Nguyễn Trình (TTXVN)