Hội thảo khoa học "Bảo tồn các giá trị khu dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu," tổ chức ngày 25/4, tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Với hơn 20 báo cáo tham luận, thảo luận trình bày tại hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau; nêu bật những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, cư dân ven biển tỉnh Cà Mau; đồng thời, đưa ra những biện pháp ứng phó.
Những báo cáo này có nội dung như ứng dụng tư duy hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát triển các khu di sản và sinh quyển thế giới tại Việt Nam, trong đó có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau; nâng cao vai trò của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau trong hệ thống các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia.
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn; bảo tồn những loài chim quý gắn liền với phát triển du lịch sinh thái Mũi Cà Mau; bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ; xác định vị trí và tác dụng của rừng phòng hộ ven biển Cà Mau trước biển đổi khí hậu; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu, cũng là những nội dung trong tham luận của các đại biểu trình bày tại hội thảo.
Tại hội thảo khoa học này, tỉnh Cà Mau đã ký kết các văn bản ghi nhớ với Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Viện kỹ thuật Biển, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam và một số tổ chức phi chính phủ... về nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, nước sạch, xây dựng nhà ở cho cư dân ven biển nhằm phục vụ bảo tồn, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên gần 371.510ha, bao gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Rừng phòng hộ và bãi bồi ven Biển Tây thuộc các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời và rừng tràm Vườn quốc gia U Minh hạ, được chia thành ba vùng; trong đó vùng lỏi có diện tích gần 17.330ha; vùng đệm gần 43.310ha và vùng chuyển tiếp diện tích với gần 310.870ha.
So với các vùng sinh thái khác, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có những đặc trưng nổi bật là vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới về năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Ở đây còn giữ được diễn thế nguyên sinh trên nền đất mới bồi tụ; tạo nên những quần xã thực vật đặc trưng của hệ sinh thái; đồng thời là nơi cư trú, tạo nên bãi đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng của các loài thủy hải sản cho cả một vùng rộng lớn.
Rừng tràm Vườn quốc gia U Minh hạ là kiểu rừng ngập lợ chua phèn mang nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Ở đây còn giữ được kiểu diễn thể nguyên sinh của rừng tràm trên nền đất than bùn được tích tụ hàng trăm năm, với tính đa dạng sinh học rất cao.
Về đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 20 loài thực vật trong rừng ngập mặn đã được phát hiện đại diện cho các kiểu rừng thuần loại, hỗn giao giữa cây đước-vẹt-mấm; trong đó, có loài mấm trắng (vicenia alba) là loài tiên phong lấn biển cố định đất với hệ thống rẽ đặc biệt chịu được sóng gió và độ mặn cao...
Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau vào ngày 26/5/2009 là niềm tự hào của tỉnh; lần đầu có một danh hiệu tầm cỡ thế giới, khẳng định vị thế của Mũi Cà Mau trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là một trong tám khu dự trữ sinh quyển và hai di sản thiên nhiên của Việt Nam nằm trong chương trình con người và sinh quyển (MAB) của UNESCO./.
Với hơn 20 báo cáo tham luận, thảo luận trình bày tại hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau; nêu bật những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, cư dân ven biển tỉnh Cà Mau; đồng thời, đưa ra những biện pháp ứng phó.
Những báo cáo này có nội dung như ứng dụng tư duy hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát triển các khu di sản và sinh quyển thế giới tại Việt Nam, trong đó có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau; nâng cao vai trò của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau trong hệ thống các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia.
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn; bảo tồn những loài chim quý gắn liền với phát triển du lịch sinh thái Mũi Cà Mau; bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ; xác định vị trí và tác dụng của rừng phòng hộ ven biển Cà Mau trước biển đổi khí hậu; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu, cũng là những nội dung trong tham luận của các đại biểu trình bày tại hội thảo.
Tại hội thảo khoa học này, tỉnh Cà Mau đã ký kết các văn bản ghi nhớ với Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Viện kỹ thuật Biển, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam và một số tổ chức phi chính phủ... về nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, nước sạch, xây dựng nhà ở cho cư dân ven biển nhằm phục vụ bảo tồn, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên gần 371.510ha, bao gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Rừng phòng hộ và bãi bồi ven Biển Tây thuộc các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời và rừng tràm Vườn quốc gia U Minh hạ, được chia thành ba vùng; trong đó vùng lỏi có diện tích gần 17.330ha; vùng đệm gần 43.310ha và vùng chuyển tiếp diện tích với gần 310.870ha.
So với các vùng sinh thái khác, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có những đặc trưng nổi bật là vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới về năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Ở đây còn giữ được diễn thế nguyên sinh trên nền đất mới bồi tụ; tạo nên những quần xã thực vật đặc trưng của hệ sinh thái; đồng thời là nơi cư trú, tạo nên bãi đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng của các loài thủy hải sản cho cả một vùng rộng lớn.
Rừng tràm Vườn quốc gia U Minh hạ là kiểu rừng ngập lợ chua phèn mang nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Ở đây còn giữ được kiểu diễn thể nguyên sinh của rừng tràm trên nền đất than bùn được tích tụ hàng trăm năm, với tính đa dạng sinh học rất cao.
Về đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 20 loài thực vật trong rừng ngập mặn đã được phát hiện đại diện cho các kiểu rừng thuần loại, hỗn giao giữa cây đước-vẹt-mấm; trong đó, có loài mấm trắng (vicenia alba) là loài tiên phong lấn biển cố định đất với hệ thống rẽ đặc biệt chịu được sóng gió và độ mặn cao...
Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau vào ngày 26/5/2009 là niềm tự hào của tỉnh; lần đầu có một danh hiệu tầm cỡ thế giới, khẳng định vị thế của Mũi Cà Mau trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là một trong tám khu dự trữ sinh quyển và hai di sản thiên nhiên của Việt Nam nằm trong chương trình con người và sinh quyển (MAB) của UNESCO./.
Lê Huy Hải (Vietnam+)