Giáo sư Christopher Young - Hội đồng di sản Anh đã thuyết trình một số nộidung như tầm quan trọng và ý nghĩa của Trường Lũy trong việc phát triển kinh tế,văn hóa, du lịch; những thách thức và các vấn đề đặt ra trong quá trình quản lýdi tích Trường Lũy gắn với bảo vệ phong cảnh thiên nhiên vốn có - một số đề xuấtcho tương lai.
Theo Giáo sư Christopher Young, tỉnh Quảng Ngãi nên xây dựng và phổ biếncác quy định bảo vệ Trường Lũy để các huyện, các xã có Trường Lũy đi qua hiểu vàthực hiện, nhất là nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn di tích củangười dân.
Cần sớm thành lập Ban quản lý di tích Trường Lũy để tham mưu cho tỉnh banhành những chính sách, bảo vệ, bảo tồn, tạo điều kiện cho nhân dân sinh sống vendi tích có nguồn thu nhập từ việc phát triển du lịch đồng thời có kỹ năng hướngdẫn khách đến tham quan di tích.
Bà Jane Brantom - chuyên gia cao cấp về du lịch của Vương quốc Anh cũngnêu một số nguyên tắc xung quanh việc quản lý và bảo vệ Trường Lũy mà bà cho làrất có ích và những nguyên tắc đó cũng có thể thực hiện ở những di tích khác.
Đó là phát triển du lịch bền vững; giữ nguyên trạng di tích và đảm bảo lợiích của người dân; phát triển và khai thác Trường Lũy cần liên kết với các phongcảnh, di tích lịch sử văn hóa khác tại các địa phương trong tỉnh... Trong đó,cần chú trọng ưu tiên xây dựng, phát triển thương hiệu, biển hiệu của di tích vàtạo các điểm nhấn trên hành trình dừng chân của du khách ở Hành Dũng, Ba Tơ, TràBồng.
Trường Lũy được xây dựng từ thế kỷ XVII-XIX, có chiều dài khoảng 130km,chạy dọc theo dãy Trường Sơn, riêng đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi là 111km.
Đây là công trình có ý nghĩa về giá trị văn hóa-lịch sử vừa được công nhận Ditích cấp Quốc gia./.