Đồng bào dân tộc Cao Lan ở xã Kim Phú, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã tự thànhlập đội văn nghệ không chuyên, góp phần bảo tồn và quảng bá những câu hát sìnhca mượt mà say đắm lòng người của dân tộc mình đến với du khách thập phương.
Đến xã Kim Phú đúng vào thời gian diễn ra lễ hội đình làng Giếng Tanh của ngườidân tộc Cao Lan (mồng 10 tháng giêng âm lịch), chúng tôi và nhiều du khách đãthật bất ngờ khi được chứng kiến những điệu múa, câu hát sình ca say đắm lòngngười do các thành viên đội văn nghệ thôn 15 biểu diễn.
Anh Tiêu Văn Sang, Phó Trưởng đội văn nghệ thôn 15 cho biết, đội có 15 thànhviên và trước khi đội được thành lập, số người biết và hát được sình ca chỉ cònđếm trên đầu ngón tay. Nhưng đến nay, hơn 5 năm sau khi thành lập, không chỉ cácthành viên trong đội mà rất nhiều người trong thôn có thể hát và múa thạo nhiềuđiệu sình ca.
Cũng theo anh Sang, nhận thấy việc cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hóa dântộc nên khi mới thành lập, các thành viên trong đội đều luyện tập rất chăm chỉ.Ngày đi đồng vất vả, nhưng tối đến mọi người vẫn tập trung lại với nhau, rồi mờinhững người cao tuổi trong thôn biết hát sình ca đến truyền dạy. Sau mỗi buổitập, mọi người lại cùng nhau kể cho con cháu nghe sự tích nàng Lưu Tam - ngườisáng tác nên những câu hát sình ca mượt mà, chuyện các cụ nhờ hát sình ca mà nênduyên vợ chồng...
Ông Hoàng Văn Quý 70 tuổi, người cao tuổi nhất của đội văn nghệ thôn 15 chobiết, giai điệu sình ca ngân nga lúc bổng lúc trầm, và khi ngân, âm thanh chủyếu được phát ra từ lồng ngực lên cổ họng và vòm họng. Người hát phải sở hữu mộtchất giọng khỏe, phải biết lấy hơi và xử lý hơi phát ra sao cho vang, cho đều.Để hát được sình ca, tất cả những người hát đều phải có sự đam mê.
Ông Hoàng Liên Sơn, Trưởng thôn 15 (xã Kim Phú) tự hào: thôn có 87 hộ đều làngười dân tộc Cao Lan. Khi đội văn nghệ thôn 15 được thành lập, đó cũng chính làlúc việc truyền dạy lại những điệu múa, câu hát sình ca cho thế hệ trẻ trongthôn được quan tâm thực hiện.
Mục đích của việc thành lập đội văn nghệ nhằm giúp bảo tồn và phát huy loại hìnhnghệ thuật độc đáo của dân tộc Cao Lan, đồng thời chọn lựa ra những nòng cốt vănnghệ tiêu biểu có khả năng hát và múa tốt để tham gia các liên hoan văn nghệtrong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, người già nhất của đội văn nghệ là ông Hoàng Văn Quý, 70 tuổi, cònngười trẻ nhất là anh Lý Văn Tùng, 19 tuổi. Hiện Tùng đang theo học tại mộttrường thanh nhạc ở Phú Thọ, nhưng mỗi lần được nghỉ học về quê là Tùng lại chạyngay đến nhà đội trưởng đội văn nghệ để tập hát sình ca.
Các thành viên thuộc đội văn nghệ thôn 15 cho biết, hát Sình ca là một loại hìnhxướng ca truyền thống của dân tộc Cao Lan và được lưu truyền từ đời này qua đờikhác bằng hình thức truyền miệng. Hát sình ca bao giờ cũng đi kèm với những điệumúa uyển chuyển, sinh động mô phỏng lại cảnh sinh hoạt đời thường của người dânnhư đi tra lúa (trong múa Khai đèn), đi xúc tép hay đi nương… mỗi cảnh sinh hoạtđược tái hiện một cách đầy đủ, có hồn, vì thế đã tạo cho người xem một cảm giácvừa thực, gần gũi lại phảng phất những ý nghĩa sâu lắng về tình người, tình đời,tình yêu đôi lứa. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và ăn khớp trong hát sình ca đã hấpdẫn nhiều người xem.
Không chỉ bảo tồn hát sình ca, các thành viên đội văn nghệ thôn 15 (xã Kim Phú)còn thường xuyên tham gia các liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh để quảng bárộng rãi những câu hát sình ca.
Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang chobiết, trước thực tế bản sắc văn hóa các dân tộc đang dần bị mai một thì việcngười dân Cao Lan thôn 15 (xã Kim Phú) thành lập đội văn nghệ để bảo tồn và pháthuy giá trị hát sình ca là việc làm rất đáng trân trọng. Hiện, tỉnh Tuyên Quangđang khuyến khích đồng bào trong tỉnh thành lập đội văn nghệ quần chúng để gìngiữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc./.
Đến xã Kim Phú đúng vào thời gian diễn ra lễ hội đình làng Giếng Tanh của ngườidân tộc Cao Lan (mồng 10 tháng giêng âm lịch), chúng tôi và nhiều du khách đãthật bất ngờ khi được chứng kiến những điệu múa, câu hát sình ca say đắm lòngngười do các thành viên đội văn nghệ thôn 15 biểu diễn.
Anh Tiêu Văn Sang, Phó Trưởng đội văn nghệ thôn 15 cho biết, đội có 15 thànhviên và trước khi đội được thành lập, số người biết và hát được sình ca chỉ cònđếm trên đầu ngón tay. Nhưng đến nay, hơn 5 năm sau khi thành lập, không chỉ cácthành viên trong đội mà rất nhiều người trong thôn có thể hát và múa thạo nhiềuđiệu sình ca.
Cũng theo anh Sang, nhận thấy việc cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hóa dântộc nên khi mới thành lập, các thành viên trong đội đều luyện tập rất chăm chỉ.Ngày đi đồng vất vả, nhưng tối đến mọi người vẫn tập trung lại với nhau, rồi mờinhững người cao tuổi trong thôn biết hát sình ca đến truyền dạy. Sau mỗi buổitập, mọi người lại cùng nhau kể cho con cháu nghe sự tích nàng Lưu Tam - ngườisáng tác nên những câu hát sình ca mượt mà, chuyện các cụ nhờ hát sình ca mà nênduyên vợ chồng...
Ông Hoàng Văn Quý 70 tuổi, người cao tuổi nhất của đội văn nghệ thôn 15 chobiết, giai điệu sình ca ngân nga lúc bổng lúc trầm, và khi ngân, âm thanh chủyếu được phát ra từ lồng ngực lên cổ họng và vòm họng. Người hát phải sở hữu mộtchất giọng khỏe, phải biết lấy hơi và xử lý hơi phát ra sao cho vang, cho đều.Để hát được sình ca, tất cả những người hát đều phải có sự đam mê.
Ông Hoàng Liên Sơn, Trưởng thôn 15 (xã Kim Phú) tự hào: thôn có 87 hộ đều làngười dân tộc Cao Lan. Khi đội văn nghệ thôn 15 được thành lập, đó cũng chính làlúc việc truyền dạy lại những điệu múa, câu hát sình ca cho thế hệ trẻ trongthôn được quan tâm thực hiện.
Mục đích của việc thành lập đội văn nghệ nhằm giúp bảo tồn và phát huy loại hìnhnghệ thuật độc đáo của dân tộc Cao Lan, đồng thời chọn lựa ra những nòng cốt vănnghệ tiêu biểu có khả năng hát và múa tốt để tham gia các liên hoan văn nghệtrong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, người già nhất của đội văn nghệ là ông Hoàng Văn Quý, 70 tuổi, cònngười trẻ nhất là anh Lý Văn Tùng, 19 tuổi. Hiện Tùng đang theo học tại mộttrường thanh nhạc ở Phú Thọ, nhưng mỗi lần được nghỉ học về quê là Tùng lại chạyngay đến nhà đội trưởng đội văn nghệ để tập hát sình ca.
Các thành viên thuộc đội văn nghệ thôn 15 cho biết, hát Sình ca là một loại hìnhxướng ca truyền thống của dân tộc Cao Lan và được lưu truyền từ đời này qua đờikhác bằng hình thức truyền miệng. Hát sình ca bao giờ cũng đi kèm với những điệumúa uyển chuyển, sinh động mô phỏng lại cảnh sinh hoạt đời thường của người dânnhư đi tra lúa (trong múa Khai đèn), đi xúc tép hay đi nương… mỗi cảnh sinh hoạtđược tái hiện một cách đầy đủ, có hồn, vì thế đã tạo cho người xem một cảm giácvừa thực, gần gũi lại phảng phất những ý nghĩa sâu lắng về tình người, tình đời,tình yêu đôi lứa. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và ăn khớp trong hát sình ca đã hấpdẫn nhiều người xem.
Không chỉ bảo tồn hát sình ca, các thành viên đội văn nghệ thôn 15 (xã Kim Phú)còn thường xuyên tham gia các liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh để quảng bárộng rãi những câu hát sình ca.
Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang chobiết, trước thực tế bản sắc văn hóa các dân tộc đang dần bị mai một thì việcngười dân Cao Lan thôn 15 (xã Kim Phú) thành lập đội văn nghệ để bảo tồn và pháthuy giá trị hát sình ca là việc làm rất đáng trân trọng. Hiện, tỉnh Tuyên Quangđang khuyến khích đồng bào trong tỉnh thành lập đội văn nghệ quần chúng để gìngiữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)