Ngày 16/4, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết Bảo tàng vừa tiếp nhận 12 pho tượng Phật bằng gỗ cổ quý hiếm từ chùa Đồi (xã Yến Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Chùa Đồi tương truyền có từ thời Lý-Trần, là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Đồi đã bị tháo dỡ hoàn toàn và tới năm 2008, chùa đã được xây mới bằng tiền công đức của nhân dân địa phương và Phật tử thập phương.
Ban đầu, nhà chùa đi xin một số tượng Phật (trong đó có 12 pho tượng cổ) ở các chùa về thờ. Sau này, khi chùa Đồi được xây dựng to hơn và hoàn chỉnh hơn, nhân dân quyên góp dựng hệ thống tượng pháp mới toàn bộ. Số tượng pháp không đồng bộ đã được chuyển cất trong một ngôi miếu trước chùa.
Các chuyên gia của Bảo tàng Nam Định trong quá trình nghiên cứu, khảo sát một số mảnh bệ tháp và gạch (thời Trần-Lê-Mạc) tại ao chùa Đồi, biết được thông tin nhà chùa không dùng 12 pho tượng Phật cổ nữa đã xin phép chính quyền, nhân dân và nhà chùa chuyển 12 pho tượng Phật cổ về Bảo tàng tỉnh để bảo quản và trưng bày.
12 pho tượng Phật cổ được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng, có niên đại từ thế kỷ 18-19./.
Chùa Đồi tương truyền có từ thời Lý-Trần, là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Đồi đã bị tháo dỡ hoàn toàn và tới năm 2008, chùa đã được xây mới bằng tiền công đức của nhân dân địa phương và Phật tử thập phương.
Ban đầu, nhà chùa đi xin một số tượng Phật (trong đó có 12 pho tượng cổ) ở các chùa về thờ. Sau này, khi chùa Đồi được xây dựng to hơn và hoàn chỉnh hơn, nhân dân quyên góp dựng hệ thống tượng pháp mới toàn bộ. Số tượng pháp không đồng bộ đã được chuyển cất trong một ngôi miếu trước chùa.
Các chuyên gia của Bảo tàng Nam Định trong quá trình nghiên cứu, khảo sát một số mảnh bệ tháp và gạch (thời Trần-Lê-Mạc) tại ao chùa Đồi, biết được thông tin nhà chùa không dùng 12 pho tượng Phật cổ nữa đã xin phép chính quyền, nhân dân và nhà chùa chuyển 12 pho tượng Phật cổ về Bảo tàng tỉnh để bảo quản và trưng bày.
12 pho tượng Phật cổ được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng, có niên đại từ thế kỷ 18-19./.
Nguyễn Trường (TTXVN)