Chiều 19/8, Bảo tàng tỉnh Lai Châu, Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Lai Châu đã tiếp nhận từ Đoàn khai quật chỉnh lý các di chỉ lòng hồ thủy điện Sơn La (Viện Khảo cổ học) gần 25.000 hiện vật đồ đá trong đó hơn 7.000 hiện vật là công cụ lao động của người nguyên thủy và hơn 17.000 mảnh tước chế tác các công cụ này.
Tất cả các hiện vật này chủ yếu là của cư dân thời đại đồ đá cũ, cách đây hàng vạn năm. Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn tiếp nhận bốn công cụ thời kỳ đồ đồng.
Toàn bộ số hiện vật quý giá trên đều đã được đoàn khai quật bảo quản sơ bộ như rửa, phơi khô, đánh số, chụp hình, vẽ miêu tả, thuyết minh... và bàn giao lại cho Bảo tàng tỉnh Lai Châu bảo quản cẩn thận.
Được biết, hàng nghìn hiện vật có niên đại hàng vạn năm nói trên được đoàn công tác khai quật tại 10 di chỉ, dọc theo sông Đà, thuộc địa bàn bốn xã Tủa Sin Chải, Nậm Mạ, Nậm Cha, Nậm Hăn, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu), trong thời gian từ năm 2009 đến hết tháng 3/2010 là hoàn thành.
Chương trình khai quật khảo cổ học này thuộc Dự án bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, đến nay cơ bản đã hoàn thành trên thực địa, bảo đảm việc tích nước cho lòng hồ theo tiến độ đặt ra.
Tại buổi tiếp quản hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Lai Châu hứa sẽ hết lòng, hết mình bảo quản tài sản vô giá này. Tuy nhiên, theo phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, Viện Khảo cổ học, đáng lẽ khi bàn giao số hiện vật này, tỉnh Lai Châu cần có kho chuyên dụng cho việc bảo quản mới đảm bảo.
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Lai Châu mới đang bảo quản số hiện vật trên bằng cách bỏ vào giỏ nhựa và gói trong túi nilon, xếp đống, để trong nhà tạm.../.
Tất cả các hiện vật này chủ yếu là của cư dân thời đại đồ đá cũ, cách đây hàng vạn năm. Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn tiếp nhận bốn công cụ thời kỳ đồ đồng.
Toàn bộ số hiện vật quý giá trên đều đã được đoàn khai quật bảo quản sơ bộ như rửa, phơi khô, đánh số, chụp hình, vẽ miêu tả, thuyết minh... và bàn giao lại cho Bảo tàng tỉnh Lai Châu bảo quản cẩn thận.
Được biết, hàng nghìn hiện vật có niên đại hàng vạn năm nói trên được đoàn công tác khai quật tại 10 di chỉ, dọc theo sông Đà, thuộc địa bàn bốn xã Tủa Sin Chải, Nậm Mạ, Nậm Cha, Nậm Hăn, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu), trong thời gian từ năm 2009 đến hết tháng 3/2010 là hoàn thành.
Chương trình khai quật khảo cổ học này thuộc Dự án bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, đến nay cơ bản đã hoàn thành trên thực địa, bảo đảm việc tích nước cho lòng hồ theo tiến độ đặt ra.
Tại buổi tiếp quản hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Lai Châu hứa sẽ hết lòng, hết mình bảo quản tài sản vô giá này. Tuy nhiên, theo phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, Viện Khảo cổ học, đáng lẽ khi bàn giao số hiện vật này, tỉnh Lai Châu cần có kho chuyên dụng cho việc bảo quản mới đảm bảo.
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Lai Châu mới đang bảo quản số hiện vật trên bằng cách bỏ vào giỏ nhựa và gói trong túi nilon, xếp đống, để trong nhà tạm.../.
Nguyễn Công Hải (TTXVN/Vietnam+)