Ngày 29/11, Bảo tàng tỉnh An Giang đã tiếp nhận cổ vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn và triều đại Tây Sơn do Công ty Cổ phần Di sản Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) và Nhà sưu tập Lâm Zũ Xênh (Quảng Ngãi) trao tặng.
Đây là lần thứ hai Công ty Cổ phần Di sản Việt và ông Lâm Zũ Xênh hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng An Giang, góp phần làm phong phú cổ vật lưu giữ, trưng bày phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và nhân dân hiểu biết về nền văn hóa cổ của dân tộc Việt Nam.
Các cổ vật trao tặng bao gồm 32 hiện vật bằng đồng, đá thuộc nền văn hóa Đông Sơn như khuyên tai, giáo, hũ, bát… và 9 thanh kiếm, 20 đồng tiền xu thuộc triều đại Tây Sơn, đã được ông Lâm Zũ Xênh sưu tầm mua lại của người dân.
Trước đó vào năm 2010 Công ty Cổ phần Di sản Việt và Nhà sưu tập Lâm Zũ Xênh cũng đã trao tặng cho Bảo tàng An Giang 44 cổ vật bằng chất liệu đồng và gốm.
Bảo tàng tỉnh An Giang đang lưu giữ, trưng bày nhiều cổ vật thuộc nhiều nền văn hóa Óc Eo, văn hóa Đông Sơn, triều đại Tây Sơn và nhiều hiện vật phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơ me cùng sinh sống trên đất An Giang./.
Đây là lần thứ hai Công ty Cổ phần Di sản Việt và ông Lâm Zũ Xênh hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng An Giang, góp phần làm phong phú cổ vật lưu giữ, trưng bày phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và nhân dân hiểu biết về nền văn hóa cổ của dân tộc Việt Nam.
Các cổ vật trao tặng bao gồm 32 hiện vật bằng đồng, đá thuộc nền văn hóa Đông Sơn như khuyên tai, giáo, hũ, bát… và 9 thanh kiếm, 20 đồng tiền xu thuộc triều đại Tây Sơn, đã được ông Lâm Zũ Xênh sưu tầm mua lại của người dân.
Trước đó vào năm 2010 Công ty Cổ phần Di sản Việt và Nhà sưu tập Lâm Zũ Xênh cũng đã trao tặng cho Bảo tàng An Giang 44 cổ vật bằng chất liệu đồng và gốm.
Bảo tàng tỉnh An Giang đang lưu giữ, trưng bày nhiều cổ vật thuộc nhiều nền văn hóa Óc Eo, văn hóa Đông Sơn, triều đại Tây Sơn và nhiều hiện vật phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơ me cùng sinh sống trên đất An Giang./.
Thu Trang (TTXVN)