Ngay sau khi bão Bopha đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 9, chiều 5/12, Tiểu ban thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó với cơn bão này.
[Bão Bopha đi vào Biển Đông và trở thành bão số 9]
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Sau đó bão sẽ di chuyển chậm lại theo hướng Tây Bắc. Đặc biệt cần chú ý là trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, cường độ bão có thể tăng lên.
Ông Tăng cảnh báo, bão số 9 có diễn biến khá phức tạp và có thể tồn tại trong khoảng 5-6 ngày. Trong khoảng 2-3 ngày tới, bão sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực giữa Biển Đông
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 14 giờ 30 phút ngày 5/12, các địa phương và Biên phòng tuyến biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.696 tàu với 253.814 lao động biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển, phòng tránh. Trong đó có 56 tàu với 593 lao động hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa; khu vực quần đảo Trường Sa 564 tàu vói 5.295 lao động đang hoạt động; số còn lại hoạt động ven bờ, các vùng biển khác và neo đậu tại bến.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, Ủy viên Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc công điện số 53/CĐ-TW Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
Bộ Tham mưu Bộ đội biên phòng tiếp tục chỉ đạo Biên phòng tuyến biển các tỉnh thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn tàu thuyền chủ động di chuyển tránh bão. Trong đó đặc biệt chú ý cảnh báo các tàu, thuyền không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong khoảng 24 giờ đến 48 giờ được xác đinh từ Vĩ tuyến 8 đến Vĩ tuyến 15. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.
Các địa phương cần duy trì trực ban phòng chống lụt bão, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn./.
[Bão Bopha đi vào Biển Đông và trở thành bão số 9]
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Sau đó bão sẽ di chuyển chậm lại theo hướng Tây Bắc. Đặc biệt cần chú ý là trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, cường độ bão có thể tăng lên.
Ông Tăng cảnh báo, bão số 9 có diễn biến khá phức tạp và có thể tồn tại trong khoảng 5-6 ngày. Trong khoảng 2-3 ngày tới, bão sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực giữa Biển Đông
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 14 giờ 30 phút ngày 5/12, các địa phương và Biên phòng tuyến biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.696 tàu với 253.814 lao động biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển, phòng tránh. Trong đó có 56 tàu với 593 lao động hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa; khu vực quần đảo Trường Sa 564 tàu vói 5.295 lao động đang hoạt động; số còn lại hoạt động ven bờ, các vùng biển khác và neo đậu tại bến.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, Ủy viên Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc công điện số 53/CĐ-TW Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
Bộ Tham mưu Bộ đội biên phòng tiếp tục chỉ đạo Biên phòng tuyến biển các tỉnh thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn tàu thuyền chủ động di chuyển tránh bão. Trong đó đặc biệt chú ý cảnh báo các tàu, thuyền không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong khoảng 24 giờ đến 48 giờ được xác đinh từ Vĩ tuyến 8 đến Vĩ tuyến 15. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.
Các địa phương cần duy trì trực ban phòng chống lụt bão, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn./.
Thanh Tuấn (TTXVN)