Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, nhiều khả năng bão số 6 (Nalgae) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đi vào đất liền.
Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị từ sáng mai (5/10) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh tới cấp 7. Các tỉnh từ Nghệ An đến đến Thừa Thiên-Huế có mưa, riêng Nghệ An đến Quảng Bình mưa to.
Thống kê sơ bộ thiệt hại do lũ tính đến 16 giờ ngày 4/10, Đồng bằng sông Cửu Long có 11 người chết, trong đó có 6 trẻ em; nhà bị ngập 26.693 căn; lúa bị ngập thiệt hại hoàn toàn 5.929 ha; hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn 1.192 ha; thủy sản 1.203 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập lũ. Riêng tỉnh Quảng Bình do ảnh hưởng mưa lũ của bão số 5 làm 2 người chết, bị thương 5 người; 14 trường học, 1 chợ bị ngập, hư hỏng; 2.825 nhà bị ngập, 1 nhà bị sập.
Sau khi kiểm tra tình hình chống lũ tại tỉnh An Giang, ngày 4/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi khảo sát thực tế một số khu vực xung yếu tại tỉnh Đồng Tháp. Phó Thủ tướng đã thăm hỏi đời sống nhân dân, chia sẻ những khó khăn, mất mát do lũ gây ra, đồng thời biểu dương tinh thần chống lũ quyết liệt, khắc phục hậu quả do lũ gây ra của người dân và toàn thể hệ thống chính trị tại địa phương, thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, quân, dân trong phòng chống lũ, giảm thiệt hại.
Phó Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục phát huy tinh thần chống lũ để giảm thấp nhất mức thiệt hại do lũ gây ra. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, qua lũ năm nay, từng địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quy hoạch lại kết cấu hạ tầng để đảm bảo ổn định dân cư và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa phải đầu tư căn cơ hơn.
Tại huyện đầu nguồn lũ Tân Hưng (Long An), mực nước lũ hiện tại là 3,70m, cao hơn so với cùng kỳ 1,8 m, cường suất ngày đêm 4cm. Gần 500 hộ sống ở vùng trũng thấp được bố trí phương tiện, lực lượng hỗ trợ bà còn di dời đến các cụm, tuyến dân cư né lũ để bảo vệ tính mạng.
Tỉnh An Giang đang tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ diện tích lúa và màu vụ thu đông, hiện còn trên 140.000 ha (trong đó diện tích lúa còn trên 128.000 ha). Bảo vệ tốt diện tích lúa màu này đồng nghĩa với việc nông dân thu được từ 700.000 tấn đến 750.000 tấn lúa, với mức doanh thu từ 7.500 tỷ đồng đến 7.600 tỷ đồng, bao gồm cả phần diện tích đã thu hoạch.
Tỉnh Tiền Giang tập trung bảo vệ vườn cây ăn trái, phòng chống sạt lở; đồng thời xây dựng một số cống điều tiết dưới các đê bao đã đắp theo quy hoạch kiểm soát lũ, với tổng kinh phí 177 tỷ đồng; đầu tư bán kiên cố được gần 900 cống đập ngăn lũ ở các huyện vùng lũ Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy.
Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau đang đổ xô nhau đi mua lưới để ngăn không cho tôm cá tràn ra ngoài ao đầm nuôi. Hiện đã có trên 10 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, hàng chục đầm nuôi tôm bị nước nhấn chìm. Tất cả tôm, cá nuôi tràn ra ngoài, gây thiệt hại cho nông dân hàng trăm triệu đồng. Đây là con số thiệt hại mới nhất được sơ bộ thống kê do trận mưa kéo dài từ 13 giờ ngày 3/10 cho tới nửa đêm ngày 4/10 tại tỉnh Cà Mau.
Dự báo lũ trên dòng chính sông Cửu Long tiếp tục xuống dần; vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục lên chậm và đạt đỉnh trong vài ngày tới, đỉnh lũ tại các trạm chính cao hơn mức báo động 3 từ 0,2-0,4m.
Đến ngày 7/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 4,7m (trên báo động 33: 0,2m), tại Châu Đốc xuống mức 4,1m (trên báo động 3: 0,1m), tại các trạm chính vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên xuống mức báo động 3, có nơi còn trên báo động 3 từ 0,1-0,3m. Sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa tiếp tục lên và đến ngày 7/10 ở mức 2,5m, trên báo động 3: 0,1m.
Theo báo cáo nhanh về công tác triển khai phòng chống bão số 6 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng: Đến chiều 4/10 đã kiểm đếm, thông báo, kêu gọi được 35.993 tàu, thuyền/164.151 lao động và 869 bè/2.350 lao động biết vị trí, diễn biến của bão số 6 để chủ động di chuyển, phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện không có tàu, thuyền hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bắc biển Đông.
Bộ Y tế có công điện số 6132/CĐ-BYT ngày 3/10/2011 yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn trị trực thuộc Bộ triển khai các biện pháp đối phó với bão số 6; hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam có công điện chỉ đạo công tác chuẩn bị đối phó với bão số 6.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; tập trung lực lượng thu hoạch nhanh nông sản, gia cố bờ bao. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Thuận có thông báo số 04/TB-PCLB yêu cầu các cơ quan, ban ngành trong tỉnh triển khai các biện pháp đối phó với mưa lũ trên địa bàn./.
Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị từ sáng mai (5/10) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có gió mạnh tới cấp 7. Các tỉnh từ Nghệ An đến đến Thừa Thiên-Huế có mưa, riêng Nghệ An đến Quảng Bình mưa to.
Thống kê sơ bộ thiệt hại do lũ tính đến 16 giờ ngày 4/10, Đồng bằng sông Cửu Long có 11 người chết, trong đó có 6 trẻ em; nhà bị ngập 26.693 căn; lúa bị ngập thiệt hại hoàn toàn 5.929 ha; hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn 1.192 ha; thủy sản 1.203 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập lũ. Riêng tỉnh Quảng Bình do ảnh hưởng mưa lũ của bão số 5 làm 2 người chết, bị thương 5 người; 14 trường học, 1 chợ bị ngập, hư hỏng; 2.825 nhà bị ngập, 1 nhà bị sập.
Sau khi kiểm tra tình hình chống lũ tại tỉnh An Giang, ngày 4/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi khảo sát thực tế một số khu vực xung yếu tại tỉnh Đồng Tháp. Phó Thủ tướng đã thăm hỏi đời sống nhân dân, chia sẻ những khó khăn, mất mát do lũ gây ra, đồng thời biểu dương tinh thần chống lũ quyết liệt, khắc phục hậu quả do lũ gây ra của người dân và toàn thể hệ thống chính trị tại địa phương, thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, quân, dân trong phòng chống lũ, giảm thiệt hại.
Phó Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Đồng Tháp cần tiếp tục phát huy tinh thần chống lũ để giảm thấp nhất mức thiệt hại do lũ gây ra. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, qua lũ năm nay, từng địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quy hoạch lại kết cấu hạ tầng để đảm bảo ổn định dân cư và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa phải đầu tư căn cơ hơn.
Tại huyện đầu nguồn lũ Tân Hưng (Long An), mực nước lũ hiện tại là 3,70m, cao hơn so với cùng kỳ 1,8 m, cường suất ngày đêm 4cm. Gần 500 hộ sống ở vùng trũng thấp được bố trí phương tiện, lực lượng hỗ trợ bà còn di dời đến các cụm, tuyến dân cư né lũ để bảo vệ tính mạng.
Tỉnh An Giang đang tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ diện tích lúa và màu vụ thu đông, hiện còn trên 140.000 ha (trong đó diện tích lúa còn trên 128.000 ha). Bảo vệ tốt diện tích lúa màu này đồng nghĩa với việc nông dân thu được từ 700.000 tấn đến 750.000 tấn lúa, với mức doanh thu từ 7.500 tỷ đồng đến 7.600 tỷ đồng, bao gồm cả phần diện tích đã thu hoạch.
Tỉnh Tiền Giang tập trung bảo vệ vườn cây ăn trái, phòng chống sạt lở; đồng thời xây dựng một số cống điều tiết dưới các đê bao đã đắp theo quy hoạch kiểm soát lũ, với tổng kinh phí 177 tỷ đồng; đầu tư bán kiên cố được gần 900 cống đập ngăn lũ ở các huyện vùng lũ Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy.
Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau đang đổ xô nhau đi mua lưới để ngăn không cho tôm cá tràn ra ngoài ao đầm nuôi. Hiện đã có trên 10 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, hàng chục đầm nuôi tôm bị nước nhấn chìm. Tất cả tôm, cá nuôi tràn ra ngoài, gây thiệt hại cho nông dân hàng trăm triệu đồng. Đây là con số thiệt hại mới nhất được sơ bộ thống kê do trận mưa kéo dài từ 13 giờ ngày 3/10 cho tới nửa đêm ngày 4/10 tại tỉnh Cà Mau.
Dự báo lũ trên dòng chính sông Cửu Long tiếp tục xuống dần; vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục lên chậm và đạt đỉnh trong vài ngày tới, đỉnh lũ tại các trạm chính cao hơn mức báo động 3 từ 0,2-0,4m.
Đến ngày 7/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 4,7m (trên báo động 33: 0,2m), tại Châu Đốc xuống mức 4,1m (trên báo động 3: 0,1m), tại các trạm chính vùng nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên xuống mức báo động 3, có nơi còn trên báo động 3 từ 0,1-0,3m. Sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa tiếp tục lên và đến ngày 7/10 ở mức 2,5m, trên báo động 3: 0,1m.
Theo báo cáo nhanh về công tác triển khai phòng chống bão số 6 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng: Đến chiều 4/10 đã kiểm đếm, thông báo, kêu gọi được 35.993 tàu, thuyền/164.151 lao động và 869 bè/2.350 lao động biết vị trí, diễn biến của bão số 6 để chủ động di chuyển, phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện không có tàu, thuyền hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Bắc biển Đông.
Bộ Y tế có công điện số 6132/CĐ-BYT ngày 3/10/2011 yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn trị trực thuộc Bộ triển khai các biện pháp đối phó với bão số 6; hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam có công điện chỉ đạo công tác chuẩn bị đối phó với bão số 6.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; tập trung lực lượng thu hoạch nhanh nông sản, gia cố bờ bao. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Thuận có thông báo số 04/TB-PCLB yêu cầu các cơ quan, ban ngành trong tỉnh triển khai các biện pháp đối phó với mưa lũ trên địa bàn./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)