Cách đây không lâu, Việt Nam chưa xuất hiện trên bản đồ các quốc gia sản xuất càphê. Thế nhưng, đất nước này hiện đã trở thành nhà sản xuất càphê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil và là nhà cung ứng càphê hàng đầu cho Pháp.
Đây là nhận xét trong bài viết "Việt Nam, ông Hoàng mới trong ngành càphê" đăng trên báo Pháp, Le Point số ra mới đây.
Bài báo cho biết Việt Nam hiện cung cấp 39% lượng càphê robusta trên toàn thế giới. Dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, báo Le Point cho biết hiện nay, diện tích canh tác càphê của Việt Nam là 571.000 hécta. Năm 2012, Việt Nam sản xuất 1,76 triệu tấn càphê, doanh thu lên đến 2,3 tỷ USD.
Brazil đứng hàng đầu trong sản xuất càphê arabica, một loại hạt càphê khác có hương vị dịu hơn. Dân không chuyên thích arabica, các nhà công nghiệp chuộng robusta, còn người dân châu Âu ngày càng ưa dùng loại càphê robusta.
Các tập đoàn như Mondelez, Neslé, Ecom hay Ngân hàng Thế giới (WB) đang giúp đỡ về mặt tài chính cho người nông dân Việt Nam. Tập đoàn Mondelez đã mở một trung tâm đào tạo để dạy cho thực tập sinh cách trồng trọt, tưới tiêu, bón phân và thương lượng trong thương mại…Ngoài ra, tập đoàn của Mỹ này cho biết sẵn sàng đầu tư 200 triệu USD từ nay đến năm 2020 vào ngành càphê của Việt Nam.
Các chuyên gia trong ngành càphê cho rằng tương lai của ngành kinh doanh càphê là tại Việt Nam. Họ cho rằng ngoài Việt Nam, không một nơi nào có thể cung ứng một nhu cầu lớn về nguyên liệu càphê robusta trong lúc tiêu thụ loại càphê này đang bùng nổ./.
Đây là nhận xét trong bài viết "Việt Nam, ông Hoàng mới trong ngành càphê" đăng trên báo Pháp, Le Point số ra mới đây.
Bài báo cho biết Việt Nam hiện cung cấp 39% lượng càphê robusta trên toàn thế giới. Dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, báo Le Point cho biết hiện nay, diện tích canh tác càphê của Việt Nam là 571.000 hécta. Năm 2012, Việt Nam sản xuất 1,76 triệu tấn càphê, doanh thu lên đến 2,3 tỷ USD.
Brazil đứng hàng đầu trong sản xuất càphê arabica, một loại hạt càphê khác có hương vị dịu hơn. Dân không chuyên thích arabica, các nhà công nghiệp chuộng robusta, còn người dân châu Âu ngày càng ưa dùng loại càphê robusta.
Các tập đoàn như Mondelez, Neslé, Ecom hay Ngân hàng Thế giới (WB) đang giúp đỡ về mặt tài chính cho người nông dân Việt Nam. Tập đoàn Mondelez đã mở một trung tâm đào tạo để dạy cho thực tập sinh cách trồng trọt, tưới tiêu, bón phân và thương lượng trong thương mại…Ngoài ra, tập đoàn của Mỹ này cho biết sẵn sàng đầu tư 200 triệu USD từ nay đến năm 2020 vào ngành càphê của Việt Nam.
Các chuyên gia trong ngành càphê cho rằng tương lai của ngành kinh doanh càphê là tại Việt Nam. Họ cho rằng ngoài Việt Nam, không một nơi nào có thể cung ứng một nhu cầu lớn về nguyên liệu càphê robusta trong lúc tiêu thụ loại càphê này đang bùng nổ./.
(TTXVN)