Các quan chức Bahrain ngày 15/2 cho biết, hai người biểu tình theo dòng Hồi giáo Shiite đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với cảnh sát nước này, châm ngòi cho các lời kêu gọi tiếp tục biểu tình chống chính phủ và dẫn tới việc nhóm nghị sĩ đối lập chính theo dòng Hồi giáo Shiite rút khỏi quốc hội.
Phát biểu qua điện thoại với hãng tin Pháp AFP, nghị sĩ Khalil al-Marzooq thuộc Hiệp hội Hòa hợp Quốc gia Hồi giáo, phái giữ 18 ghế trong quốc hội 40 ghế của Bahrain, tuyên bố "đình chỉ tư cách thành viên tại Quốc hội" của vương quốc mà người Shiite chiếm đa số này.
Ông nói quyết định trên được đưa ra bởi "tình hình an ninh ngày càng xấu đi và cách thức hành xử tiêu cực và thô bạo (của nhà chức trách) đối với những người biểu tình."
Trước đó, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông tụ tập tại tang lễ của Msheymah Ali - một thanh niên 22 tuổi bị bắn hôm 14/2 khi đụng độ cảnh sát trong cuộc biểu tình mang tên "Ngày thịnh nộ" ở một ngôi làng phía Đông thủ đô Manama, sau đó đã tử vong do vết thương quá nặng.
Ngày 15/2, Fadel Salman Matrouk, một người biểu tình khác lại thiệt mạng sau khi bị bắn ngay trước cửa bệnh viện Suleimaneya, nơi đám đông đang tụ tập cho đám tang của Ali.
Bộ Nội vụ Bahrain cho biết, nhiều người tham gia đám tang đã đụng độ với lực lượng cảnh sát đang tuần tra tại khu vực này. Bộ trên cho biết đã mở một cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Hiện lực lượng an ninh đã được triển khai dọc các tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Manama nhằm ngăn chặn các sáng kiến kêu gọi biểu tình trên mạng Internet đang lan tràn khắp nơi trong thế giới Arập, với điển hình là các cuộc bạo động tại Ai Cập và Tunisia./.
Phát biểu qua điện thoại với hãng tin Pháp AFP, nghị sĩ Khalil al-Marzooq thuộc Hiệp hội Hòa hợp Quốc gia Hồi giáo, phái giữ 18 ghế trong quốc hội 40 ghế của Bahrain, tuyên bố "đình chỉ tư cách thành viên tại Quốc hội" của vương quốc mà người Shiite chiếm đa số này.
Ông nói quyết định trên được đưa ra bởi "tình hình an ninh ngày càng xấu đi và cách thức hành xử tiêu cực và thô bạo (của nhà chức trách) đối với những người biểu tình."
Trước đó, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông tụ tập tại tang lễ của Msheymah Ali - một thanh niên 22 tuổi bị bắn hôm 14/2 khi đụng độ cảnh sát trong cuộc biểu tình mang tên "Ngày thịnh nộ" ở một ngôi làng phía Đông thủ đô Manama, sau đó đã tử vong do vết thương quá nặng.
Ngày 15/2, Fadel Salman Matrouk, một người biểu tình khác lại thiệt mạng sau khi bị bắn ngay trước cửa bệnh viện Suleimaneya, nơi đám đông đang tụ tập cho đám tang của Ali.
Bộ Nội vụ Bahrain cho biết, nhiều người tham gia đám tang đã đụng độ với lực lượng cảnh sát đang tuần tra tại khu vực này. Bộ trên cho biết đã mở một cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Hiện lực lượng an ninh đã được triển khai dọc các tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Manama nhằm ngăn chặn các sáng kiến kêu gọi biểu tình trên mạng Internet đang lan tràn khắp nơi trong thế giới Arập, với điển hình là các cuộc bạo động tại Ai Cập và Tunisia./.
(TTXVN/Vietnam+)