Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu đã trở thành một trong những nguyên nhân làm gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích riêng của từng quốc gia.
Những biện pháp hạn chế thương mại được cảm nhận rõ nét cùng với sức nóng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt ở khu vực châu Âu.
Trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, việc áp dụng tăng đều đặn các biện pháp bảo hộ làm ảnh hưởng đến 4% hoạt động thương mại của các nước. Điều này đã làm dấy lên sự quan ngại của cả thế giới về vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc góp phần ngăn chặn cơ thế bảo hộ mậu dịch.
Ông Lê Quang Lân, Tham tán công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các Tổ chức quốc tế khác, cho rằng với tư cách là Tổng giám đốc tương lai của WTO, việc đầu tiên ông Roberto Azevedo chắc chắn phải làm là vượt qua định kiến bảo hộ thương mại để ủng hộ xu thế tự do hóa trong thương mại toàn cầu. Dưới con mắt của các nước phương Tây, Brazil là quốc gia có khuynh hướng bảo hộ cao.
Tuy nhiên, sự quan ngại này không nên hiểu một cách thiên lệch vì bất cứ Tổng giám đốc WTO nào cũng sẽ cố bước ra khỏi cái bóng quốc gia để trở nên độc lập với lợi ích quốc gia mình.
Theo đánh giá của WTO, 20% biện pháp bảo hộ từ năm 2008 đã hết hiệu lực nhưng vẫn còn đó 80% biện pháp cần được xử lý dỡ bỏ, trong khi nguy cơ xuất hiện trở lại những biện pháp hạn chế thương mại gia tăng.
Mới đây nhất, vụ tranh chấp thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc xung quanh các vấn đề từ tấm pin năng lượng Mặt Trời, ống thép cho đến thiết bị viễn thông đang diễn ra hết sức gay gắt.
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược có quy mô thương mại đạt trên 1 tỷ USD mỗi ngày, song quan hệ thương mại của hai bên vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề khúc mắc.
Thứ nhất là tình trạng nhập siêu hàng năm trên 150 tỷ USD. Thứ hai là sự can thiệp của nhà nước trong hoạt động thương mại, liên quan đến những quan ngại về khả năng trợ cấp trực tiếp và các rào cản thương mại của Trung Quốc. Thứ ba là vấn đề hàng giả (73% hàng giả do EU thu giữ có nguồn gốc từ Trung Quốc).
Biện pháp phổ biến của EU trong giai đoạn hiện nay là điều tra và áp dụng các biện pháp trợ cấp hoặc bán phá giá và Trung Quốc là đối tượng bị điều tra nhiều nhất với 34 trên 81 vụ. Sự tác động của suy thoái châu Âu sẽ tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu của các nước sang châu lục này khi mà nhu cầu nội địa của EU suy giảm.
Tuy nhiên, xét trên tầm nhìn rộng, Trung Quốc cần EU không kém gì EU cần Trung Quốc và hai bên sẽ không để những tranh chấp cục bộ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại và chính trị lớn hơn gấp nhiều lần.
Theo ông Lê Quang Lân, sự lựa chọn ứng viên Brazil cho chức Tổng giám đốc WTO trong bối cảnh hiện nay nói lên nhiều điều, nhất là ở thời điểm cần tạo ra sự biến đổi, một sự cân bằng mới.
Với các nước đang phát triển, dường như đây là sự lựa chọn thỏa đáng vì Brazil luôn tỏ ra đồng hành với quyền lợi của các nước đang phát triển, ủng hộ tự do hóa nông sản, loại bỏ trợ cấp xuất khẩu. Brazil cũng có một vị thế xứng đáng, một đối trọng cần có với các nước lớn với tư cách là thành viên của BRICS.
Thực tế cho thấy 10 năm qua đã chứng kiến sự nổi lên của các nền kinh tế đang phát triển mới nổi, nhất là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga va Nam Phi, thực sự đã làm thay đổi trật tự thương mại thế giới vẫn đang vận động theo cỗ máy cũ đã lỗi thời với sự dẫn dắt chủ đạo của các nền kinh tế tư bản phát triển nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada.
Chính ông Pascal Lamy, Tổng giám đốc sắp hết nhiệm kỳ cũng đã thừa nhận việc thiếu đi một cơ cấu hợp tác hiệu quả mới không dựa trên sự thay đổi địa kinh tế-chính trị, trong đó các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi sẽ phải tham gia tích cực hơn, trách nhiệm hơn vào các hoạt động của WTO.
Đây cũng chính là căn nguyên dẫn đến sự trì trệ hiện nay của WTO và khiến WTO ngày càng không còn phù hợp với thực tiễn thương mại toàn cầu. Do đó, việc đắc cử của Đại sứ Brazil Roberto Azevedo với sự ủng hộ rất cao, qua nhiều vòng lựa chọn khắc nghiệt của WTO, nhất là trong bối cảnh có đến 9 ứng cử viên xuất sắc đến từ nhiều thành viên lớn, thể hiện một niềm hy vọng mới.
Cả các nước phát triển và đang phát triển đều mong muốn tân Tổng giám đốc WTO sẽ góp phần làm thay đổi cách thức vận hành của WTO mang tính bình đẳng, nhất là có sự tham gia có trách nhiệm, tích cực hơn của các nền kinh tế lớn đang phát triển mới nổi, trong đó có Brazil.
Là người hiểu biết rõ về hệ thống thương mại đa phương, ông Roberto Azevedo sẽ biết cách khéo léo lôi kéo sự đồng thuận, nhất là sự ủng hộ giữa các thành viên chủ chốt (Mỹ, EU, Ấn Độ, Trung Quốc) để khởi động lại Vòng đàm phán Doha đã bế tắc từ năm 2008, làm sống dậy quyết tâm đàm phán đa phương.
Ông Roberto Azevedo cũng phải xử lý nhiều thách thức mang tính hệ thống, nhất là sự trỗi dậy của các liên kết khu vực, nhất là những liên kết lớn như TPP, EU-Mỹ, EU-Nhật Bản để WTO không mãi chỉ là một tổ chức luôn chỉ "lẽo đẽo" đi sau các sáng kiến của các nền kinh tế lớn.
Ông Roberto Azevedo cũng cần ưu tiên tập trung nguồn lực để kết nối WTO gắn chặt chẽ với hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xác định lại vị trí của WTO trong hệ thống này.
Trước mắt, những thách thức cũng như những kỳ vọng mà các nước thành viên WTO đặt ra tới đây đó là sự thành công của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 vào cuối năm nay mà trách nhiệm sẽ thuộc về ông Roberto Azevedo từ ngày 1/9/2013 khi ông chính thức thay thế ông Pascal Lamy./.
Những biện pháp hạn chế thương mại được cảm nhận rõ nét cùng với sức nóng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt ở khu vực châu Âu.
Trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, việc áp dụng tăng đều đặn các biện pháp bảo hộ làm ảnh hưởng đến 4% hoạt động thương mại của các nước. Điều này đã làm dấy lên sự quan ngại của cả thế giới về vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc góp phần ngăn chặn cơ thế bảo hộ mậu dịch.
Ông Lê Quang Lân, Tham tán công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các Tổ chức quốc tế khác, cho rằng với tư cách là Tổng giám đốc tương lai của WTO, việc đầu tiên ông Roberto Azevedo chắc chắn phải làm là vượt qua định kiến bảo hộ thương mại để ủng hộ xu thế tự do hóa trong thương mại toàn cầu. Dưới con mắt của các nước phương Tây, Brazil là quốc gia có khuynh hướng bảo hộ cao.
Tuy nhiên, sự quan ngại này không nên hiểu một cách thiên lệch vì bất cứ Tổng giám đốc WTO nào cũng sẽ cố bước ra khỏi cái bóng quốc gia để trở nên độc lập với lợi ích quốc gia mình.
Theo đánh giá của WTO, 20% biện pháp bảo hộ từ năm 2008 đã hết hiệu lực nhưng vẫn còn đó 80% biện pháp cần được xử lý dỡ bỏ, trong khi nguy cơ xuất hiện trở lại những biện pháp hạn chế thương mại gia tăng.
Mới đây nhất, vụ tranh chấp thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc xung quanh các vấn đề từ tấm pin năng lượng Mặt Trời, ống thép cho đến thiết bị viễn thông đang diễn ra hết sức gay gắt.
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược có quy mô thương mại đạt trên 1 tỷ USD mỗi ngày, song quan hệ thương mại của hai bên vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề khúc mắc.
Thứ nhất là tình trạng nhập siêu hàng năm trên 150 tỷ USD. Thứ hai là sự can thiệp của nhà nước trong hoạt động thương mại, liên quan đến những quan ngại về khả năng trợ cấp trực tiếp và các rào cản thương mại của Trung Quốc. Thứ ba là vấn đề hàng giả (73% hàng giả do EU thu giữ có nguồn gốc từ Trung Quốc).
Biện pháp phổ biến của EU trong giai đoạn hiện nay là điều tra và áp dụng các biện pháp trợ cấp hoặc bán phá giá và Trung Quốc là đối tượng bị điều tra nhiều nhất với 34 trên 81 vụ. Sự tác động của suy thoái châu Âu sẽ tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu của các nước sang châu lục này khi mà nhu cầu nội địa của EU suy giảm.
Tuy nhiên, xét trên tầm nhìn rộng, Trung Quốc cần EU không kém gì EU cần Trung Quốc và hai bên sẽ không để những tranh chấp cục bộ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại và chính trị lớn hơn gấp nhiều lần.
Theo ông Lê Quang Lân, sự lựa chọn ứng viên Brazil cho chức Tổng giám đốc WTO trong bối cảnh hiện nay nói lên nhiều điều, nhất là ở thời điểm cần tạo ra sự biến đổi, một sự cân bằng mới.
Với các nước đang phát triển, dường như đây là sự lựa chọn thỏa đáng vì Brazil luôn tỏ ra đồng hành với quyền lợi của các nước đang phát triển, ủng hộ tự do hóa nông sản, loại bỏ trợ cấp xuất khẩu. Brazil cũng có một vị thế xứng đáng, một đối trọng cần có với các nước lớn với tư cách là thành viên của BRICS.
Thực tế cho thấy 10 năm qua đã chứng kiến sự nổi lên của các nền kinh tế đang phát triển mới nổi, nhất là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga va Nam Phi, thực sự đã làm thay đổi trật tự thương mại thế giới vẫn đang vận động theo cỗ máy cũ đã lỗi thời với sự dẫn dắt chủ đạo của các nền kinh tế tư bản phát triển nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada.
Chính ông Pascal Lamy, Tổng giám đốc sắp hết nhiệm kỳ cũng đã thừa nhận việc thiếu đi một cơ cấu hợp tác hiệu quả mới không dựa trên sự thay đổi địa kinh tế-chính trị, trong đó các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi sẽ phải tham gia tích cực hơn, trách nhiệm hơn vào các hoạt động của WTO.
Đây cũng chính là căn nguyên dẫn đến sự trì trệ hiện nay của WTO và khiến WTO ngày càng không còn phù hợp với thực tiễn thương mại toàn cầu. Do đó, việc đắc cử của Đại sứ Brazil Roberto Azevedo với sự ủng hộ rất cao, qua nhiều vòng lựa chọn khắc nghiệt của WTO, nhất là trong bối cảnh có đến 9 ứng cử viên xuất sắc đến từ nhiều thành viên lớn, thể hiện một niềm hy vọng mới.
Cả các nước phát triển và đang phát triển đều mong muốn tân Tổng giám đốc WTO sẽ góp phần làm thay đổi cách thức vận hành của WTO mang tính bình đẳng, nhất là có sự tham gia có trách nhiệm, tích cực hơn của các nền kinh tế lớn đang phát triển mới nổi, trong đó có Brazil.
Là người hiểu biết rõ về hệ thống thương mại đa phương, ông Roberto Azevedo sẽ biết cách khéo léo lôi kéo sự đồng thuận, nhất là sự ủng hộ giữa các thành viên chủ chốt (Mỹ, EU, Ấn Độ, Trung Quốc) để khởi động lại Vòng đàm phán Doha đã bế tắc từ năm 2008, làm sống dậy quyết tâm đàm phán đa phương.
Ông Roberto Azevedo cũng phải xử lý nhiều thách thức mang tính hệ thống, nhất là sự trỗi dậy của các liên kết khu vực, nhất là những liên kết lớn như TPP, EU-Mỹ, EU-Nhật Bản để WTO không mãi chỉ là một tổ chức luôn chỉ "lẽo đẽo" đi sau các sáng kiến của các nền kinh tế lớn.
Ông Roberto Azevedo cũng cần ưu tiên tập trung nguồn lực để kết nối WTO gắn chặt chẽ với hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xác định lại vị trí của WTO trong hệ thống này.
Trước mắt, những thách thức cũng như những kỳ vọng mà các nước thành viên WTO đặt ra tới đây đó là sự thành công của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 vào cuối năm nay mà trách nhiệm sẽ thuộc về ông Roberto Azevedo từ ngày 1/9/2013 khi ông chính thức thay thế ông Pascal Lamy./.
Tố Uyên (TTXVN)