Ngày 18/9 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm “Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu nhấn mạnh thực tiễn của một số nước mới phát triển trong khu vực đã chứng minh việc thực hiện tốt công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới với nhiều thách thức và cơ hội, một trong những thách thức đó là phải thực hiện tốt các cam kết bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Điều này không chỉ là yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia mà còn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam,” Thứ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ tin trưởng, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm tại cuộc tọa đàm, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cách tiếp cận mới về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Từ đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ quan tâm hơn nữa đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác và mạnh dạn hơn trong đầu tư cho đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho rằng, xâm phạm bản quyền là một loại tội phạm, không kịp thời ngăn chặn sẽ làm hạn chế các ý tưởng sáng tạo trong xã hội.
Việc có một chính sách bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp sẽ góp phần tăng cường sức sáng tạo, nâng cao hàm lượng tri thức, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội. “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết, thúc đẩy xã hội phát triển và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,” Đại sứ David Shear nhấn mạnh.
Thông qua 4 phiên thảo luận bao gồm “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - quan điểm Chính phủ,” “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo-quan điểm của các nhà sản xuất Hoa Kỳ,” “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo-quan điểm của các nhà sản xuất Việt Nam” và “Thảo luận về những bước đi liên quan,” các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo vì sự thịnh vượng chung của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu nhấn mạnh thực tiễn của một số nước mới phát triển trong khu vực đã chứng minh việc thực hiện tốt công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới với nhiều thách thức và cơ hội, một trong những thách thức đó là phải thực hiện tốt các cam kết bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Điều này không chỉ là yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia mà còn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam,” Thứ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ tin trưởng, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm tại cuộc tọa đàm, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cách tiếp cận mới về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Từ đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ quan tâm hơn nữa đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác và mạnh dạn hơn trong đầu tư cho đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho rằng, xâm phạm bản quyền là một loại tội phạm, không kịp thời ngăn chặn sẽ làm hạn chế các ý tưởng sáng tạo trong xã hội.
Việc có một chính sách bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp sẽ góp phần tăng cường sức sáng tạo, nâng cao hàm lượng tri thức, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội. “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết, thúc đẩy xã hội phát triển và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,” Đại sứ David Shear nhấn mạnh.
Thông qua 4 phiên thảo luận bao gồm “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - quan điểm Chính phủ,” “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo-quan điểm của các nhà sản xuất Hoa Kỳ,” “Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo-quan điểm của các nhà sản xuất Việt Nam” và “Thảo luận về những bước đi liên quan,” các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo vì sự thịnh vượng chung của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)