Ngày nay, bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ mà đã trở thành một hiện tượng trong xã hội. Nhưng, cứ hễ nói đến bạo hành trong gia đình, nhiều người thường nghĩ ngay đến cảnh ông chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, với con.
Nhưng thực tế, có nhiều người chồng cũng là nạn nhân của nạn "bạo hành." Điều đáng nói hơn là, "thủ phạm" của họ không biết mình đã "bạo hành" chồng và ngay cả bản thân các ông chồng cũng không hay mình đã là "nạn nhân" dù trong lòng chất chứa nghìn vạn "nỗi niềm."
Nhưng thực tế, có nhiều người chồng cũng là nạn nhân của nạn "bạo hành." Điều đáng nói hơn là, "thủ phạm" của họ không biết mình đã "bạo hành" chồng và ngay cả bản thân các ông chồng cũng không hay mình đã là "nạn nhân" dù trong lòng chất chứa nghìn vạn "nỗi niềm."
Nỗi khổ đàn ông
Anh Long (Hà Nội) tâm sự: “Đàn ông cũng khổ lắm, khi vợ cứ kèo nhèo nào là: Tiền học của con, tiền điện, tiền ăn...Không biết phụ nữ họ có nghĩ là đang xúc phạm chồng không nhỉ ? Tôi sợ nhất là điệp khúc: Đấy anh A này, anh B kia...Chồng cô C nọ thế mới là chồng chứ..." Anh Bình thì lại bức xúc: Vợ tôi có kiểu ghen dẫn đến các đòi hỏi cực kì vô lối kiểu: "Đấy, lại đi "trút" ở chỗ nào rồi về quấy quá cho xong chuyện phải không...?" Có ông chồng bức xúc kể: Có độ, cứ ngày nào cũng phải "chứng minh" để bà yên tâm là đã "vắt kiệt" chồng rồi, không còn sức đâu mà đi "lớ vớ!" Nhiều ông chung một nỗi là vợ cứ thấy hơi "lơi là" lại đay nghiến, nghi ngờ: "Hay là lại "ăn phở" ở ngoài rồi! Cứ như các bà vợ không biết rằng đàn ông không phải lúc nào cũng thích "chuyện ấy" nhất là sau một ngày làm việc nặng nhọc và có nhiều điều phải suy tính. Bạn có thể đã là "ác thê"? Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý, bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Bạo hành không chỉ là các hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác mà còn bao gồm nhiều hành vi, ngôn ngữ đối thoại... gây áp chế về tinh thần. Phân tích của các chuyên gia, thông thường, hành vi bạo hành xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái, anh chị với em hoặc con cái và bố mẹ già. Cũng không loại trừ vì những người vợ “hung tính” và có thể chất khỏe hơn chồng sẽ thực hiện bạo hành thể xác. Tuy nhiên, ngay cả việc đòi hỏi "quan hệ" thể xác nhiều, chủ định làm cạn kiệt…chồng nhằm “nỗ lực” giảm nguy cơ ngoại tình, cũng được coi là hành vi "bạo hành" có chủ đích. Tiếp theo là khái niệm “bạo hành tinh thần,” bệnh chung của các bà vợ là thông qua việc nói nhiều, mắng nhiếc, nặng lời chửi bới hoặc là im lặng không nói chuyện để tra tấn tinh thần chồng trong một trong thời gian nào đó. Ngoài ra, "phong phú" và khốn khổ hơn cho đàn ông là loại “bạo hành xã hội," được hiểu là sự cấm đoán, ngăn cản của các bà không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, họ hàng. Đặc biệt là “bao vây kinh tế” nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. Ngay cả sự "nóng lạnh" bất thường của các bà cũng là một biểu hiện của "bạo hành." Nhiều ông chồng rất bức xúc thậm chí bị ức chế bởi bà vợ " vừa 5 phút trước còn cười nói vui vẻ, 5 phút sau đã nổi trận xung thiên không rõ nguyên nhân, không biết đâu mà lường." Phòng chống "bạo hành" gia đình Từ quan niệm trên, thực tế nhiều chị em đã "bạo hành" chồng mà không biết, tương tự, các ông chồng đã bị "xâm phạm" tinh thần hoặc thể xác mà cũng không hay rằng mình đã là nạn nhận của nạn bạo hành. Theo thống kê không đầy đủ của Viện Khoa học xét xử (Tòa án Nhân dân Tối cao), trong 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình được xét xử, có 42% vụ án ly hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trong số đó, tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6%, vợ mắng chửi chồng là 8,5%, vợ ép buộc chồng quan hệ tình dục là 1,6%. Trên thế giới, ngoài hai quốc gia có nhà tạm lánh cho các ông chồng bị vợ đánh là Mỹ và Hà Lan, các quốc gia khác cũng chưa chú ý đến các tổn hại từ "bạo hành ngược." Tuy nhiên, sự bức xúc của các ông chồng trong những trường hợp bị "bạo hành" kiểu ngọt ngào, những ức chế tinh thần cũng như sự kiệt quệ về thể xác sẽ có thể dẫn đến khởi phát chứng bệnh trầm cảm và rối loạn stress. Vì vậy, để không là "ác thê" các bà vợ cần trang bị cho mình những kiến thức về tâm sinh lý để có thể giữ gìn Hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng tình yêu bền vững của người bạn đời, cũng chính là cách thỏa mãn bản thân cả về thể xác và tinh thần một cách hoàn hảo./.
Anh Long (Hà Nội) tâm sự: “Đàn ông cũng khổ lắm, khi vợ cứ kèo nhèo nào là: Tiền học của con, tiền điện, tiền ăn...Không biết phụ nữ họ có nghĩ là đang xúc phạm chồng không nhỉ ? Tôi sợ nhất là điệp khúc: Đấy anh A này, anh B kia...Chồng cô C nọ thế mới là chồng chứ..." Anh Bình thì lại bức xúc: Vợ tôi có kiểu ghen dẫn đến các đòi hỏi cực kì vô lối kiểu: "Đấy, lại đi "trút" ở chỗ nào rồi về quấy quá cho xong chuyện phải không...?" Có ông chồng bức xúc kể: Có độ, cứ ngày nào cũng phải "chứng minh" để bà yên tâm là đã "vắt kiệt" chồng rồi, không còn sức đâu mà đi "lớ vớ!" Nhiều ông chung một nỗi là vợ cứ thấy hơi "lơi là" lại đay nghiến, nghi ngờ: "Hay là lại "ăn phở" ở ngoài rồi! Cứ như các bà vợ không biết rằng đàn ông không phải lúc nào cũng thích "chuyện ấy" nhất là sau một ngày làm việc nặng nhọc và có nhiều điều phải suy tính. Bạn có thể đã là "ác thê"? Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý, bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Bạo hành không chỉ là các hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác mà còn bao gồm nhiều hành vi, ngôn ngữ đối thoại... gây áp chế về tinh thần. Phân tích của các chuyên gia, thông thường, hành vi bạo hành xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái, anh chị với em hoặc con cái và bố mẹ già. Cũng không loại trừ vì những người vợ “hung tính” và có thể chất khỏe hơn chồng sẽ thực hiện bạo hành thể xác. Tuy nhiên, ngay cả việc đòi hỏi "quan hệ" thể xác nhiều, chủ định làm cạn kiệt…chồng nhằm “nỗ lực” giảm nguy cơ ngoại tình, cũng được coi là hành vi "bạo hành" có chủ đích. Tiếp theo là khái niệm “bạo hành tinh thần,” bệnh chung của các bà vợ là thông qua việc nói nhiều, mắng nhiếc, nặng lời chửi bới hoặc là im lặng không nói chuyện để tra tấn tinh thần chồng trong một trong thời gian nào đó. Ngoài ra, "phong phú" và khốn khổ hơn cho đàn ông là loại “bạo hành xã hội," được hiểu là sự cấm đoán, ngăn cản của các bà không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, họ hàng. Đặc biệt là “bao vây kinh tế” nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. Ngay cả sự "nóng lạnh" bất thường của các bà cũng là một biểu hiện của "bạo hành." Nhiều ông chồng rất bức xúc thậm chí bị ức chế bởi bà vợ " vừa 5 phút trước còn cười nói vui vẻ, 5 phút sau đã nổi trận xung thiên không rõ nguyên nhân, không biết đâu mà lường." Phòng chống "bạo hành" gia đình Từ quan niệm trên, thực tế nhiều chị em đã "bạo hành" chồng mà không biết, tương tự, các ông chồng đã bị "xâm phạm" tinh thần hoặc thể xác mà cũng không hay rằng mình đã là nạn nhận của nạn bạo hành. Theo thống kê không đầy đủ của Viện Khoa học xét xử (Tòa án Nhân dân Tối cao), trong 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình được xét xử, có 42% vụ án ly hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trong số đó, tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6%, vợ mắng chửi chồng là 8,5%, vợ ép buộc chồng quan hệ tình dục là 1,6%. Trên thế giới, ngoài hai quốc gia có nhà tạm lánh cho các ông chồng bị vợ đánh là Mỹ và Hà Lan, các quốc gia khác cũng chưa chú ý đến các tổn hại từ "bạo hành ngược." Tuy nhiên, sự bức xúc của các ông chồng trong những trường hợp bị "bạo hành" kiểu ngọt ngào, những ức chế tinh thần cũng như sự kiệt quệ về thể xác sẽ có thể dẫn đến khởi phát chứng bệnh trầm cảm và rối loạn stress. Vì vậy, để không là "ác thê" các bà vợ cần trang bị cho mình những kiến thức về tâm sinh lý để có thể giữ gìn Hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng tình yêu bền vững của người bạn đời, cũng chính là cách thỏa mãn bản thân cả về thể xác và tinh thần một cách hoàn hảo./.
Các vụ đánh, giết chồng đầy tai tiếng
- Vụ Đỗ Thị Liên bị kết án bốn năm tù về tội cố ý gây thương tích cho chồng là anh Trần Văn Hoan. Tối ngày 1/4/2007, sau khi anh Hoan uống rượu về, hai người tiếp tục cãi nhau. Anh Hoan bỏ đi, Liên ngồi uống rượu một mình. Đợi lúc chồng về và ngủ say, Liên đã dùng cây gậy đánh nhiều cái vào mặt, ngực của anh Hoan làm anh bị tổn hại 52% sức khỏe.
- Vụ Triệu Thị Thanh 30 tuổi (Lạng Sơn), bị tuyên phạt 13 năm tù giam về tội giết chồng.Trưa ngày 4/11/2007, Thanh rủ chồng là Triệu Văn Thuận, 34 tuổi sang xã Nam Quan để gặt lúa. Trước khi đi, Thanh đã chuẩn bị sẵn một chai rượu có ngâm rễ cây lá ngón và nói dối chồng là rượu thuốc, trị đau lưng. Khi đến đồi Khau Cải thuộc thôn Khôn Mùn, Thanh đã cho chồng uống rượu độc. Giết Thuận xong, người vợ kéo xác chồng xuống giấu tại sườn đồi. - Vụ việc nạn nhân là ông Bùi Huy Hoàng (Tuyên Quang) bị vợ Nguyễn Thị Thanh Thuyết và nhân tình của vợ Tạ Hoàng Hiệp sát hại. Theo cáo trạng, Ngày 6/10/2007, Thuyết bàn mưu tính kế với người tình, mua thuốc ngủ, lừa cho ông Hoàng uống.... Hiệp dùng dây thừng siết cổ ông Hoàng cho đến chết, sau đó hiện trường giả là một vụ tai nạn giao thông tại Tuyên Quang. Hội đồng xét xử tuyên phạt Hiệp mức án tử hình về tội giết người, 4 năm tù về tội cố ý huỷ hoại tài sản, hình phạt chung là tử hình; Thuyết nhận hình phạt chung thân. - Vụ Nguyễn Thị Mười (sinh năm 1975) đánh chết chồng là anh Nguyễn Văn Cương (sinh năm 1968) (xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông). - Vụ ông Nguyễn Đình Khôi (71 tuổi, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đi cấp cứu vì bị vợ đánh. Ông Khôi với vợ là bà Nguyễn Thị Quang 60 tuổi có 4 người con. Theo ông Khôi, nhiều năm qua vợ ông luôn có những hành vi bạo hành khiến ông buồn phiền, lo sợ. Bên cạnh việc mắng nhiếc, bà còn dùng chổi, chai lọ để đánh, ném vào mặt ông. Có lần bà còn lấy đòn gánh phang vào đầu, tạt nước sôi vào người ông.... |
Nguyễn Anh (Vietnam+)