Nhà văn Vũ Trọng Phụng là một tên tuổi sáng giá xứng đáng được tôn vinh. Về “cơ sở vật chất,” khu lưu niệm đã sẵn có, chỉ còn chờ công nhận di tích!
Lo tâm sức cố gắng một đời không thành
Nói đến Vũ Trọng Phụng, ta nhớ ngay đến tác phẩm “Số đỏ.” Nhưng có lẽ tên “đứa con tinh thần” ấy hoàn toàn khác với sự nghèo khó và đoản mệnh của nhà văn hiện thực xuất sắc này.
Tuy nhiên, về số phận cá nhân thì thấy, có lẽ Vũ Trọng Phụng đúng là “số đỏ” vì có người con rể hiếu thảo - ông Nghiêm Xuân Sơn, chồng của bà Vũ Mỵ Hằng - người con duy nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông Sơn gọi bố vợ bằng “Ông Phụng” nghe thật thân gần.
Ông Sơn là người tận tụy hết lòng, không biết mệt mỏi với việc gìn giữ, tôn vinh tên tuổi và sự nghiệp của người cha vợ. Và ông đang làm một việc có phần lạ đời: Đem đất đai, nhà cửa của riêng biến thành của... công chúng.
Ông Sơn đã đưa ra cho phóng viên Vietnam+ xem toàn bộ các giấy tờ sổ đỏ của gia đình. Ông cho biết đã tách riêng sổ đỏ riêng biệt của phần đất hơn 300m2 muốn được công nhận di tích. Với con cháu ông đã sắp xếp rõ ràng. Con cháu chỉ vào quét dọn chứ không sinh hoạt trong khu vực “của ông Phụng.”
Ông bộc bạch: "Bây giờ tấc đất tấc vàng. Hơn 300m2 đất ở Hà Nội bán thì được nhiều tiền lắm. Tôi lo đến một ngày tâm sức cố gắng một đời của tôi lại không thành."
Ông mong muốn di tích phòng lưu niệm, mộ phần của nhà văn Vũ Trọng Phụng được công nhận là di tích văn hóa.
Tên gọi của di tích là: Khu nhà lưu niệm- nhà thờ và mộ phần Nhà văn Vũ Trọng Phụng. Hiện do gia đình mới trùng tu, tôn tạo nên hiện trạng kiến trúc và nhà lưu niệm và mộ phần nhà văn rất khang trang và tôn nghiêm.
Căn nhà lưu niệm ở ngay phía trước khu mộ với rất nhiều tư liệu quý về Vũ Trọng Phụng, và cũng tựa như “bảo tàng nhỏ” về các nhà văn thời trước. Cạnh đó là nhà thờ nhà văn đồng thời cũng là phòng tiếp khách đến thăm.
Xứng đáng và cần thiết được tôn vinh
Ông Nghiêm Xuân Sơn đã có đơn đề nghị được xếp hạng di tích từ tháng 5/2004. Tháng 10/2004, Ban quản lý Di tích và danh thắng (Thuộc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội) có công văn mang nội dung “hoan nghênh” và “sẽ tiếp tục nghiên cứu.”
Đến tháng 12/2009, ông Sơn lại tiếp tục “hành trình” đơn đề nghị. Các cấp có thẩm quyền và liên quan cũng đã có công văn ủng hộ hoặc đề nghị giải quyết cho nguyện vọng của gia đình.
Đó là công văn 188 của Hội Nhà Văn Việt Nam, ý kiến của UBND Phường Nhân Chính, của phòng Văn hóa-Thông tin quận Thanh Xuân và ý kiến của UBND Quận Thanh Xuân.
Cũng khó hiểu vì sao việc công nhận một di tích lại nhiều khó khăn đến thế. Dự án nhà lưu niệm danh nhân từng được đưa ra với hành trình 5 năm từ 2005- 2010 vẫn chưa đi đến đâu vì thiếu kinh phí. Muốn có một nhà lưu niệm danh nhân, nhà nước cần lo chỗ ở cho con cháu nhà văn. Nếu muốn đó là địa chỉ cho khách tham quan thì cần phải mua lại cả nhà hàng xóm để mở rộng.
Nhiều văn nghệ sĩ ở Việt Nam thường nghèo nên không có cơ ngơi riêng để chuẩn bị cho một nhà lưu niệm… Nhiều gia đình danh nhân vẫn sống rất chật hẹp, không có “căn phòng di sản,” chỗ dành cho người thân đã khuất chỉ là tấm ảnh trên ban thờ và trong… tâm trí mà thôi.
Ông Nghiêm Xuân Sơn nói: “Năm nay tôi đã 75 tuổi, không biết còn sống được bao lâu. Nếu việc này không giải quyết nhanh thì sau này khó giữ được mộ phần và hương khói cho ông Phụng trên chính mảnh đất này.”
Rõ ràng, về mặt vị trí trong nền văn học nước nhà thì Vũ Trọng Phụng là một tên tuổi rất sáng, xứng đáng được tôn vinh. Về “cơ sở vật chất” nhà lưu niệm thì đã sẵn có, việc tu tạo không phải là việc cần lo ngay.
Mốc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đang đến gần, mong muốn của gia đình danh nhân là được công nhận di tích đúng dịp này không biết có kịp không.
Mọi câu hỏi lẽ nào chỉ còn biết… đợi chờ./.
Lo tâm sức cố gắng một đời không thành
Nói đến Vũ Trọng Phụng, ta nhớ ngay đến tác phẩm “Số đỏ.” Nhưng có lẽ tên “đứa con tinh thần” ấy hoàn toàn khác với sự nghèo khó và đoản mệnh của nhà văn hiện thực xuất sắc này.
Tuy nhiên, về số phận cá nhân thì thấy, có lẽ Vũ Trọng Phụng đúng là “số đỏ” vì có người con rể hiếu thảo - ông Nghiêm Xuân Sơn, chồng của bà Vũ Mỵ Hằng - người con duy nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông Sơn gọi bố vợ bằng “Ông Phụng” nghe thật thân gần.
Ông Sơn là người tận tụy hết lòng, không biết mệt mỏi với việc gìn giữ, tôn vinh tên tuổi và sự nghiệp của người cha vợ. Và ông đang làm một việc có phần lạ đời: Đem đất đai, nhà cửa của riêng biến thành của... công chúng.
Ông Sơn đã đưa ra cho phóng viên Vietnam+ xem toàn bộ các giấy tờ sổ đỏ của gia đình. Ông cho biết đã tách riêng sổ đỏ riêng biệt của phần đất hơn 300m2 muốn được công nhận di tích. Với con cháu ông đã sắp xếp rõ ràng. Con cháu chỉ vào quét dọn chứ không sinh hoạt trong khu vực “của ông Phụng.”
Ông bộc bạch: "Bây giờ tấc đất tấc vàng. Hơn 300m2 đất ở Hà Nội bán thì được nhiều tiền lắm. Tôi lo đến một ngày tâm sức cố gắng một đời của tôi lại không thành."
Ông mong muốn di tích phòng lưu niệm, mộ phần của nhà văn Vũ Trọng Phụng được công nhận là di tích văn hóa.
Tên gọi của di tích là: Khu nhà lưu niệm- nhà thờ và mộ phần Nhà văn Vũ Trọng Phụng. Hiện do gia đình mới trùng tu, tôn tạo nên hiện trạng kiến trúc và nhà lưu niệm và mộ phần nhà văn rất khang trang và tôn nghiêm.
Căn nhà lưu niệm ở ngay phía trước khu mộ với rất nhiều tư liệu quý về Vũ Trọng Phụng, và cũng tựa như “bảo tàng nhỏ” về các nhà văn thời trước. Cạnh đó là nhà thờ nhà văn đồng thời cũng là phòng tiếp khách đến thăm.
Xứng đáng và cần thiết được tôn vinh
Ông Nghiêm Xuân Sơn đã có đơn đề nghị được xếp hạng di tích từ tháng 5/2004. Tháng 10/2004, Ban quản lý Di tích và danh thắng (Thuộc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội) có công văn mang nội dung “hoan nghênh” và “sẽ tiếp tục nghiên cứu.”
Đến tháng 12/2009, ông Sơn lại tiếp tục “hành trình” đơn đề nghị. Các cấp có thẩm quyền và liên quan cũng đã có công văn ủng hộ hoặc đề nghị giải quyết cho nguyện vọng của gia đình.
Đó là công văn 188 của Hội Nhà Văn Việt Nam, ý kiến của UBND Phường Nhân Chính, của phòng Văn hóa-Thông tin quận Thanh Xuân và ý kiến của UBND Quận Thanh Xuân.
Cũng khó hiểu vì sao việc công nhận một di tích lại nhiều khó khăn đến thế. Dự án nhà lưu niệm danh nhân từng được đưa ra với hành trình 5 năm từ 2005- 2010 vẫn chưa đi đến đâu vì thiếu kinh phí. Muốn có một nhà lưu niệm danh nhân, nhà nước cần lo chỗ ở cho con cháu nhà văn. Nếu muốn đó là địa chỉ cho khách tham quan thì cần phải mua lại cả nhà hàng xóm để mở rộng.
Nhiều văn nghệ sĩ ở Việt Nam thường nghèo nên không có cơ ngơi riêng để chuẩn bị cho một nhà lưu niệm… Nhiều gia đình danh nhân vẫn sống rất chật hẹp, không có “căn phòng di sản,” chỗ dành cho người thân đã khuất chỉ là tấm ảnh trên ban thờ và trong… tâm trí mà thôi.
Ông Nghiêm Xuân Sơn nói: “Năm nay tôi đã 75 tuổi, không biết còn sống được bao lâu. Nếu việc này không giải quyết nhanh thì sau này khó giữ được mộ phần và hương khói cho ông Phụng trên chính mảnh đất này.”
Rõ ràng, về mặt vị trí trong nền văn học nước nhà thì Vũ Trọng Phụng là một tên tuổi rất sáng, xứng đáng được tôn vinh. Về “cơ sở vật chất” nhà lưu niệm thì đã sẵn có, việc tu tạo không phải là việc cần lo ngay.
Mốc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đang đến gần, mong muốn của gia đình danh nhân là được công nhận di tích đúng dịp này không biết có kịp không.
Mọi câu hỏi lẽ nào chỉ còn biết… đợi chờ./.
Tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng được học trong chương trình văn học lớp 11 tại trường phổ thông. Người viết bài này đã từng đồng hành cùng các em đến viếng mộ và thăm quan nhà lưu niệm Vũ Trụng Phụng. Cô giáo dạy văn có mặt đã nói: “Cho dù chúng tôi có giảng bao nhiêu cũng không bằng việc cho các em nhớ về nhà văn, có ấn tượng riêng về cuộc đời của tác giả bằng việc cho các em đến đây.” Còn với học trò, các em khẳng định có “tiết học thực tế” như thế này giúp chúng em sẽ không bao giờ quên được về Vũ Trọng Phụng. |
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)