Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và phóng viên TTXVN thường trú tại các địa phương, bão số 2 đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương ven biển miền Bắc là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tại Nghệ An, có hai mẹ con bị mất tích do lũ cuốn là chị Lô Thị Huế, sinh năm 1973 và con Hoàng Gia Phúc, sinh năm 2010.
[Bão số 2 gây nhiều thiệt hại ở Hải Phòng, Thái Bình]
Tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, mưa lớn đã làm một số đoạn đê, kè cầu cảng khu vực bến Béo, đảo Cát Bà, 40m kè khu du lịch Đồ Sơn; thân đê Hà Nam (thị xã Quảng Yên), đê xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, 7m cầu cảng và 35m đường bêtông huyện Cô Tô; dốc bêtông tại đê biển Hải Hậu, 20m kè biển khu du lịc Quất Lâm bị sạt lở.
Đoạn đê kè Cát Hải (K0-K2, K2,8-K5,6) bị sóng biển tràn qua gây sạt, hư hỏng nhiều vị trí. Tại 5 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 2 đã có 2.800ha và 450 ao nuôi thủy sản; 100 lều trông ao nuôi tôm; 3 tỷ con ngao giống và một số giống thủy sản khác bị thiệt hại; hơn 9.000ha lúa và hơn 900ha hoa màu bị ngập.
Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Nam Định cho biết, ước tính thiệt hại do bão số 2 gây ra ở địa phương khoảng 150 tỷ đồng. Riêng về nuôi trồng thủy sản, tính đến thời điểm hiện tại bão số 2 đã gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng tại Nam Định. Hơn 150ha nuôi trồng thủy sản ngoài đê bị mất do đê ngập và sạt lở bờ;150ha nuôi tôm, cá chết do sốc môi trường và nhiều diện tích nuôi ngao bị hỏng hoàn toàn. Toàn bộ diện tích muối của Nam Định cũng bị ngập, ô lề hư hỏng, hai kho muối bị sét đánh.
Hiện, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi trong tỉnh đã sẵn sàng vận hành tiêu rút nước chống úng, phối hợp với các huyện, thành phố khoanh vùng bảo vệ cho trên 2.000ha mạ vụ mùa vừa mới gieo.
Tại Thái Bình, bão số 2 đã làm ngập, sạt trên 1.300ha đầm nuôi trồng thủy sản, khoảng 2.000ha ngao ngoài biển bị dạt và thiệt hại, 1 tàu cá 24 CV tại cảng Lân bị sóng đánh chìm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại cũng như việc khắc phục hậu quả bão số 2 tại các huyện ven biển. Tỉnh yêu cầu các địa phương ven biển tiếp tục tập trung rà soát, quản lý chặt chẽ lao động trên biển, nghiêm cấm tuyệt đối không để trường hợp người dân nào, phương tiện tàu thuyền nào ra biển, tránh tình trạng chủ quan do thủy triều đã rút người dân tự ý ra lại các chòi ngao.
Các công ty khai thác thủy lợi Nam và Bắc Thái Bình hiện cũng đang tập trung bơm tiêu nước, đề phòng mưa lớn gây ngập úng bảo vệ cho trên 3.700ha mạ, lúa mùa mới gieo cấy.
Theo Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng, mặc dù đã được đưa về vị trí an toàn, song do sóng lớn tàu số hiệu HP-1586-TS tải trọng 3 tấn neo đậu tại vịnh Cát Bà đã bị đắm do va chạm với tàu chở dầu gây bục sàn. Vụ va chạm không có thiệt hại về người.
Tại huyện đảo Bạch Long Vỹ gió lớn đã làm lật 1 ôtô tải bị lật trong khi chở vật tư phục vụ chống bão tại âu cảng. Riêng ở quận Đồ Sơn, do triều cường vượt đê biển tràn nước vào khu vực du lịch và khu dân cư quận Đồ Sơn diễn biến phức tạp. Khoảng 40m kè tại khu I bị sóng biển tràn qua gây sạt lở, hiện Đồ Sơn đang bị ngập lụt cục bộ. Hầu hết các tuyến đường khu vực phía trong quận đều đang ngập nước. Ngay khu vực trung tâm hành chính quận, nước tràn cả vào trong trụ sở. Khu dân cư mất điện hoàn toàn.
Hiện Quảng Ninh trời vẫn nhiều mây và có mưa nhỏ. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo các biện pháp đề phòng do mưa lũ của hoàn lưu bão số 2 gây ra.
Trước diễn biến thời tiết biển vẫn khó lường, hoàn lưu bão khả năng sẽ gây ra mưa lớn trên diện rộng, các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục tổ chức các phương án ứng phó với mưa lũ, tiêu nước, chống úng bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp./.
Tại Nghệ An, có hai mẹ con bị mất tích do lũ cuốn là chị Lô Thị Huế, sinh năm 1973 và con Hoàng Gia Phúc, sinh năm 2010.
[Bão số 2 gây nhiều thiệt hại ở Hải Phòng, Thái Bình]
Tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, mưa lớn đã làm một số đoạn đê, kè cầu cảng khu vực bến Béo, đảo Cát Bà, 40m kè khu du lịch Đồ Sơn; thân đê Hà Nam (thị xã Quảng Yên), đê xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, 7m cầu cảng và 35m đường bêtông huyện Cô Tô; dốc bêtông tại đê biển Hải Hậu, 20m kè biển khu du lịc Quất Lâm bị sạt lở.
Đoạn đê kè Cát Hải (K0-K2, K2,8-K5,6) bị sóng biển tràn qua gây sạt, hư hỏng nhiều vị trí. Tại 5 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 2 đã có 2.800ha và 450 ao nuôi thủy sản; 100 lều trông ao nuôi tôm; 3 tỷ con ngao giống và một số giống thủy sản khác bị thiệt hại; hơn 9.000ha lúa và hơn 900ha hoa màu bị ngập.
Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Nam Định cho biết, ước tính thiệt hại do bão số 2 gây ra ở địa phương khoảng 150 tỷ đồng. Riêng về nuôi trồng thủy sản, tính đến thời điểm hiện tại bão số 2 đã gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng tại Nam Định. Hơn 150ha nuôi trồng thủy sản ngoài đê bị mất do đê ngập và sạt lở bờ;150ha nuôi tôm, cá chết do sốc môi trường và nhiều diện tích nuôi ngao bị hỏng hoàn toàn. Toàn bộ diện tích muối của Nam Định cũng bị ngập, ô lề hư hỏng, hai kho muối bị sét đánh.
Hiện, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi trong tỉnh đã sẵn sàng vận hành tiêu rút nước chống úng, phối hợp với các huyện, thành phố khoanh vùng bảo vệ cho trên 2.000ha mạ vụ mùa vừa mới gieo.
Tại Thái Bình, bão số 2 đã làm ngập, sạt trên 1.300ha đầm nuôi trồng thủy sản, khoảng 2.000ha ngao ngoài biển bị dạt và thiệt hại, 1 tàu cá 24 CV tại cảng Lân bị sóng đánh chìm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại cũng như việc khắc phục hậu quả bão số 2 tại các huyện ven biển. Tỉnh yêu cầu các địa phương ven biển tiếp tục tập trung rà soát, quản lý chặt chẽ lao động trên biển, nghiêm cấm tuyệt đối không để trường hợp người dân nào, phương tiện tàu thuyền nào ra biển, tránh tình trạng chủ quan do thủy triều đã rút người dân tự ý ra lại các chòi ngao.
Các công ty khai thác thủy lợi Nam và Bắc Thái Bình hiện cũng đang tập trung bơm tiêu nước, đề phòng mưa lớn gây ngập úng bảo vệ cho trên 3.700ha mạ, lúa mùa mới gieo cấy.
Theo Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng, mặc dù đã được đưa về vị trí an toàn, song do sóng lớn tàu số hiệu HP-1586-TS tải trọng 3 tấn neo đậu tại vịnh Cát Bà đã bị đắm do va chạm với tàu chở dầu gây bục sàn. Vụ va chạm không có thiệt hại về người.
Tại huyện đảo Bạch Long Vỹ gió lớn đã làm lật 1 ôtô tải bị lật trong khi chở vật tư phục vụ chống bão tại âu cảng. Riêng ở quận Đồ Sơn, do triều cường vượt đê biển tràn nước vào khu vực du lịch và khu dân cư quận Đồ Sơn diễn biến phức tạp. Khoảng 40m kè tại khu I bị sóng biển tràn qua gây sạt lở, hiện Đồ Sơn đang bị ngập lụt cục bộ. Hầu hết các tuyến đường khu vực phía trong quận đều đang ngập nước. Ngay khu vực trung tâm hành chính quận, nước tràn cả vào trong trụ sở. Khu dân cư mất điện hoàn toàn.
Hiện Quảng Ninh trời vẫn nhiều mây và có mưa nhỏ. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo các biện pháp đề phòng do mưa lũ của hoàn lưu bão số 2 gây ra.
Trước diễn biến thời tiết biển vẫn khó lường, hoàn lưu bão khả năng sẽ gây ra mưa lớn trên diện rộng, các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục tổ chức các phương án ứng phó với mưa lũ, tiêu nước, chống úng bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp./.
Thu Phương (TTXVN)