Liên tiếp các vụ trẻ tự tử vì áp lực học hành quá lớn là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh, ngành giáo dục cũng như toàn xã hội về cách giáo dục trẻ em hiện nay còn quá nhiều bất cập.
Chỉ cách đây vài hôm, ngày 14/5/2013, dư luận cả nước bàng hoàng trước việc em Phú Thị D, 16 tuổi, ở Kontum, đang học lớp 10, nhảy cầu tự tử. Sau khi tìm vớt được thi thể nạn nhân, cơ quan chức năng phát hiện có một bức thư tuyệt mệnh được xác định là của em D. để lại cho cha mẹ. Nội dung bức thư là lời trách móc cha mẹ ép em học quá sức của mình.
Trước đó, ngày 9/4/2013, người dân cũng phát hiện thi thể một bé gái trôi trên sông Xáng Nàng đoạn thuộc ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Nạn nhân là Huỳnh Thị Ngọc T., mới 11 tuổi, học sinh lớp 5. Ba ngày trước khi gặp nạn, em có bị mẹ la và đánh vì không làm bài tập.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ học sinh tự tử vì không chịu được áp lực trong việc học hành, nhất là từ phía gia đình. Số vụ học sinh tự tử hay bị sang chấn tâm thần đặc biệt tăng lên sau các kỳ thi.
Với truyền thống văn hóa khoa bảng, trọng danh, đa số người dân Việt Nam vẫn coi bằng cấp là con đường tiến thân duy nhất. Và vì thế, chỉ có một lối để đi: phải học cho thật giỏi để đỗ đạt, thành danh. Dù kinh tế có khó khăn đến đâu, cha mẹ cũng quyết đầu tư cho con học tới nơi tới chốn, dù phải đi làm thuê làm mướn, dù phải vay công mượn nợ. Và nghĩa vụ của con cái là phải học cho tốt, xứng đáng với sự đầu tư ấy.
Ngay khi bắt đầu cắp sách đến trường, khối trách nhiệm nặng nề đã "đổ ập" lên vai các cô cậu học trò, những người được khoác lên mình ước mơ của nhiều đời, từ ông bà cha mẹ. Học không phải để lấy kiến thức cho bản thân, không phải để mỗi ngày đến trường là một niềm vui, mà là để cho bố mẹ hài lòng.
Khắp các làng quê, các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học được vinh danh, các quỹ khuyến học được lập đến từng chi họ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập thông tin về các kỳ thi cử, cập nhật từ lúc chuẩn bị đến lúc diễn ra từng môn thi, từng buổi thi, dành vị trí trang trọng vinh danh các thủ khoa. Cả một xã hội quay cuồng với guồng học-thi bất tận.
[Học sinh dốc sức "chạy nước rút" ôn thi tốt nghiệp]
Và trong vòng quay ấy, học sinh trở thành tâm điểm.
Để có thể vượt qua được các kỳ kiểm tra, thi cử, mang về cho bố mẹ những điểm số “đẹp”, các em phải "gồng" mình lên gánh kiến thức. Nhưng lượng kiến thức ấy lại được ngành giáo dục chất lên quá tải. Không gánh nổi, các em gục ngã thì bố mẹ la rầy vì cho rằng con học kém, không nỗ lực, nhà trường phê bình vì làm thành tích của trường tụt hạng. Bị dồn ép giữa những kìm kẹp áp lực nhưng trong mớ kiến thức kia, chẳng ai dạy các em kỹ năng giải quyết. Cùng đường, không ít em đã phải tìm lối thoát tiêu cực nhất: tự tử.
Nói như Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng, chương trình học của chúng ta không giống ai, dạy những cái không cần và cái cần thì không dạy. Môn học kỹ năng sống đã được lồng ghép đưa vào giảng dạy trong trường học nhưng dường như không mang lại hiệu quả.
Thế nên, theo thống kê của đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em “Phím số diệu kỳ 18001567” vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố sáng nay, ngày 17/5/2013, có đến 97% các cuộc gọi tư vấn là của các em học sinh tại các nhà trường.
Mối quan tâm hàng đầu của các em là các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, các vấn đề quan hệ ứng xử với bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Năm 2012, vấn đề quan hệ ứng xử chiếm tỷ lệ 51% trong tổng số các cuộc gọi, vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần chiếm 23%. Vấn đề khủng hoảng, rối nhiễm tâm lý của trẻ em ngày càng tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc gia đình, nhà trường không được các em tin tưởng, coi là nơi chia sẻ, giúp đỡ khi khó khăn. Mặt khác, nó cũng cho thấy các học sinh có rất nhiều nỗi niềm, nhưng kỹ năng xử lý các vấn đề của các em rất kém.
Theo Phó Giáo sư Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan, kỹ năng sống vẫn là một trong những điểm yếu nhất của học sinh Việt Nam. Trong khi đó, người lớn lại không có ứng xử phù hợp, xúc phạm trẻ khiến cho lòng tự tôn của trẻ bị tổn thương. Tâm lý bị dồn nén nhưng không nơi chia sẻ làm trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm và dễ dẫn đến tiêu cực mà đỉnh điểm là tự tử.
“Đã đến lúc các bậc phụ huynh cũng như nhà trường phải nhìn nhận lại phương pháp giáo dục của mình. Ở cấp cao hơn, ngành giáo dục nên đẩy mạnh hơn việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, dạy các em biết cách vượt qua thất bại, vượt qua những thách thức vì cuộc sống không thể tách rời thất bại và thách thức,” thầy Loan nói./.
Chỉ cách đây vài hôm, ngày 14/5/2013, dư luận cả nước bàng hoàng trước việc em Phú Thị D, 16 tuổi, ở Kontum, đang học lớp 10, nhảy cầu tự tử. Sau khi tìm vớt được thi thể nạn nhân, cơ quan chức năng phát hiện có một bức thư tuyệt mệnh được xác định là của em D. để lại cho cha mẹ. Nội dung bức thư là lời trách móc cha mẹ ép em học quá sức của mình.
Trước đó, ngày 9/4/2013, người dân cũng phát hiện thi thể một bé gái trôi trên sông Xáng Nàng đoạn thuộc ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Nạn nhân là Huỳnh Thị Ngọc T., mới 11 tuổi, học sinh lớp 5. Ba ngày trước khi gặp nạn, em có bị mẹ la và đánh vì không làm bài tập.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ học sinh tự tử vì không chịu được áp lực trong việc học hành, nhất là từ phía gia đình. Số vụ học sinh tự tử hay bị sang chấn tâm thần đặc biệt tăng lên sau các kỳ thi.
Với truyền thống văn hóa khoa bảng, trọng danh, đa số người dân Việt Nam vẫn coi bằng cấp là con đường tiến thân duy nhất. Và vì thế, chỉ có một lối để đi: phải học cho thật giỏi để đỗ đạt, thành danh. Dù kinh tế có khó khăn đến đâu, cha mẹ cũng quyết đầu tư cho con học tới nơi tới chốn, dù phải đi làm thuê làm mướn, dù phải vay công mượn nợ. Và nghĩa vụ của con cái là phải học cho tốt, xứng đáng với sự đầu tư ấy.
Ngay khi bắt đầu cắp sách đến trường, khối trách nhiệm nặng nề đã "đổ ập" lên vai các cô cậu học trò, những người được khoác lên mình ước mơ của nhiều đời, từ ông bà cha mẹ. Học không phải để lấy kiến thức cho bản thân, không phải để mỗi ngày đến trường là một niềm vui, mà là để cho bố mẹ hài lòng.
Khắp các làng quê, các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học được vinh danh, các quỹ khuyến học được lập đến từng chi họ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập thông tin về các kỳ thi cử, cập nhật từ lúc chuẩn bị đến lúc diễn ra từng môn thi, từng buổi thi, dành vị trí trang trọng vinh danh các thủ khoa. Cả một xã hội quay cuồng với guồng học-thi bất tận.
[Học sinh dốc sức "chạy nước rút" ôn thi tốt nghiệp]
Và trong vòng quay ấy, học sinh trở thành tâm điểm.
Để có thể vượt qua được các kỳ kiểm tra, thi cử, mang về cho bố mẹ những điểm số “đẹp”, các em phải "gồng" mình lên gánh kiến thức. Nhưng lượng kiến thức ấy lại được ngành giáo dục chất lên quá tải. Không gánh nổi, các em gục ngã thì bố mẹ la rầy vì cho rằng con học kém, không nỗ lực, nhà trường phê bình vì làm thành tích của trường tụt hạng. Bị dồn ép giữa những kìm kẹp áp lực nhưng trong mớ kiến thức kia, chẳng ai dạy các em kỹ năng giải quyết. Cùng đường, không ít em đã phải tìm lối thoát tiêu cực nhất: tự tử.
Nói như Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng, chương trình học của chúng ta không giống ai, dạy những cái không cần và cái cần thì không dạy. Môn học kỹ năng sống đã được lồng ghép đưa vào giảng dạy trong trường học nhưng dường như không mang lại hiệu quả.
Thế nên, theo thống kê của đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em “Phím số diệu kỳ 18001567” vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố sáng nay, ngày 17/5/2013, có đến 97% các cuộc gọi tư vấn là của các em học sinh tại các nhà trường.
Mối quan tâm hàng đầu của các em là các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, các vấn đề quan hệ ứng xử với bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Năm 2012, vấn đề quan hệ ứng xử chiếm tỷ lệ 51% trong tổng số các cuộc gọi, vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần chiếm 23%. Vấn đề khủng hoảng, rối nhiễm tâm lý của trẻ em ngày càng tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc gia đình, nhà trường không được các em tin tưởng, coi là nơi chia sẻ, giúp đỡ khi khó khăn. Mặt khác, nó cũng cho thấy các học sinh có rất nhiều nỗi niềm, nhưng kỹ năng xử lý các vấn đề của các em rất kém.
Theo Phó Giáo sư Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan, kỹ năng sống vẫn là một trong những điểm yếu nhất của học sinh Việt Nam. Trong khi đó, người lớn lại không có ứng xử phù hợp, xúc phạm trẻ khiến cho lòng tự tôn của trẻ bị tổn thương. Tâm lý bị dồn nén nhưng không nơi chia sẻ làm trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm và dễ dẫn đến tiêu cực mà đỉnh điểm là tự tử.
“Đã đến lúc các bậc phụ huynh cũng như nhà trường phải nhìn nhận lại phương pháp giáo dục của mình. Ở cấp cao hơn, ngành giáo dục nên đẩy mạnh hơn việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, dạy các em biết cách vượt qua thất bại, vượt qua những thách thức vì cuộc sống không thể tách rời thất bại và thách thức,” thầy Loan nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)