Ngay từ thời điểm tháng 4/2011, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu tiến hành rà soát và kiểm tra hiện trạng các công trình gây lún nghiêng nhà dân sau vụ nhà nghiêng ở phố Huỳnh Thúc Kháng. Mặc dù vậy, đến nay, tình trạng này vẫn tiếp diễn với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các hộ dân sống tại đây.
Nơm nớp… chờ nhà sập
Có mặt tại nhà số 138 khu tập thể 2F Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là toàn bộ phần bậc cửa lên xuống của ngôi nhà đã nứt toác và xẻ rãnh sâu đến hơn 10cm. Toàn bộ phần thân công trình cao 4 tầng này có dấu hiệu nghiêng về phía trước khoảng 14cm.
Ngồi bần thần nhìn cả cơ ngơi mới xây được 2 năm, bà Bùi Thị Hoa, chủ nhân ngôi nhà ngao ngán: “Năm 2009, khi hoàn công, nhà tôi vẫn không có hiện tượng gì đặc biệt. Vậy mà, từ tháng 1/2010, khi công trình xây dựng Trung tâm thương mại cao tầng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủ Đô II bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau nhà, các hiện tượng ‘lạ’ cũng bắt đầu xuất hiện.”
Đầu tiên, nền đất ngôi nhà gia đình bà Hoa sinh sống bắt đầu lún xuống đáng kể. Mặt sân phía trước nhà bị “xé” rách toác, các vết nứt ngày càng “há miệng” lớn hơn và chạy dài hết bề rộng của ngôi nhà. Các cột chống tường ở tầng 1 bị nứt thành các đoạn dài 10-20cm. Những tầng còn lại cũng chịu số phận tương tự.
Điều đáng nói là, không chỉ riêng nhà bà Hoa mà một số nhà gần kề nằm ngay sau công trình xây dựng của công ty Thủ đô II cũng đối diện với nguy cơ lún nghiêng khá nghiêm trọng.
Để chứng minh “độ” nguy hiểm của công trình này, bà Hoa đã dội một gáo nước xuống nền nhà. Ngay lập tức, lượng nước bị dồn nghiêng và chảy hết về phía bên phải nền.
“Trước kia còn khó phát hiện, nhưng nay chỉ cần ngồi trong phòng, chúng tôi cũng đã thấy độ nghiêng rõ rệt,” bà Hoa cho hay.
Mỗi lần công trình xây dựng được tiến hành, cả ngôi nhà cũng rung lên và có cảm giác sắp bị sập. Quá lo lắng cho sự an nguy của cả gia đình, bà Hoa đã tiến hành thuê các chuyên gia của Công ty Xử lý Lún nghiêng Việt Nam kiểm định. Theo kết quả, ngôi nhà đã bị nghiêng 14 phân về phía sau công trình, 13 phân sang bên phải, vượt mức quy định về độ nghiêng an toàn theo Luật Xây dựng.
Trong khi đó, một câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại ngách 36/2, ngõ Chùa Phái, Bạch Mai (Cầu Dền, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, công trình xây dựng trái quy định của bà Đỗ Thị Phúc đã làm nghiêng lún liên hoàn ba ngôi nhà kiền kề.
Trước đó, người dân sống tại sát công trình tổ hợp Star City (19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng sống trong cảnh nơm nớp lo nhà sập vì các dấu hiệu nứt, nghiêng xuất hiện.
Chỉ sau hơn một tháng khi công trình bắt đầu đào móng [năm 2010 – PV], ngôi nhà năm tầng ở số 53, ngõ 40, đường Tô Vĩnh Diện của ông Lê Trần Ngoan bắt đầu xuất hiện các vết nứt chạy dọc bờ tường từ tầng 1 lên tầng 5, càng về sau càng nhiều và mức độ nghiêm trọng hơn. Hiện nay toàn bộ ngôi nhà ông Ngoan bị lún, nghiêng về phía sau tới 4,5cm, mái ngói bị thủng lỗ lớn do một tảng bêtông từ công trình bay vào nhà.
Hàng xóm ông Ngoan, nhà ông Nguyễn Trọng Đình (số 51, ngõ 40, đường Tô Vĩnh Diện) cũng xuất hiện vết nứt dài chạy dọc trước cổng, nhà bị vặn xoay nhẹ, bờ tường sát cổng bị xé nứt sâu hơn 2cm.
Hiện tại, 11 gia đình sống tại khu vực này vẫn đang từng ngày phải đối mặt với hiểm họa nhà sập do các hiện tượng lún nghiêng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm với cộng đồng
Trao đổi với chúng tôi, “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Xử lý lún, nghiêng Việt Nam cho hay, mặc dù phần lớn nguyên nhân khiến các công trình nghiêng, lún là do sử dụng cột tre, cừ tràm mà không ép cọc bê tông. Tuy nhiên, cũng có không ít sự cố được hình thành do sự tác động của các công trình xây dựng lân cận.
Với các trường hợp này, việc xử lý móng không tính toán khoa học dẫn đến hiện tượng “trôi tuột đất chân”, dồn bùn khiến hệ thống các công trình liền kề bị lún, nứt ở các mức độ khác nhau. Riêng các công trình xây dựng dân dụng, hầu hết chủ nhà bỏ qua khâu khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công không tính toán, có phương án xử lý nền móng thích hợp cho địa chất ở từng khu vực.
Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng chỉ ra một thực tế: “Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư các công trình ở Việt Nam rất quan tâm tới chất lượng công trình bên cạnh. Họ đầu tư kinh phí rất lớn để nghiên cứu, có hướng xử lý công trình của mình để không ảnh hưởng tới công trình bên cạnh. Nhưng các nhà đầu tư của Việt Nam lại ngược lại, nhằm tiết kiệm tiền họ đã gần như không nghiên cứu, không chú ý tới công trình liền kề nên gây những nguy hiểm đối với các công trình đó.”
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều hộ dân phải sống trong cảnh nơm nớp chờ nhà sập.
Cũng theo ông Chủng, trong các khu đô thị đang ổn định thì việc xây dựng thêm công trình mới vào rất dễ gây ảnh hưởng tới công trình bên cạnh. Bởi địa chất công trình, thủy văn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu, thường có lớp đất cứng ở phía trên còn phía dưới là đất mềm.
Đối với những nhà 3-5 tầng muốn xây dựng thì có thể làm móng bình thường. Nhưng đối với những nhà cao tầng hơn thì tải trọng lớn. Các công trình này xây chen vào sẽ làm thay đổi địa chất công trình đang tồn tại, gây lún, nứt hoặc nghiêng.
Đối với các công trình xen ngang, để đảm bảo an toàn, ông Chủng kiến nghị, trước khi xây dựng chủ đầu tư cần phải khảo sát các công trình xung quanh để xem chất lượng các công trình đó, đánh giá tác động của công trình mình đối với công trình đó; xử lý nền đất như thế nào để làm giảm ảnh hưởng tới công trình bên cạnh; cần những người có năng lực để có thể xử lý việc này. Khi công trình bị hư hỏng cần phải có sự tiếp cận, đánh giá xem công trình đó liệu có tồn tại được không? Có sửa chữa được không hay phải phá đi làm lại? Nếu sửa chữa thì sửa chữa theo hướng nào?
Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia đưa ra rất nhiều khuyến nghị thì dường như các chủ đầu tư Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến các khâu cơ bản này ngay cả khi hiện tượng lún, nghiêng đã rõ ràng. Điển hình là trường hợp các hộ dân sát dự án Star City, mặc dù từ tháng 5/21010 đã nhận được cam kết bồi thường nhưng đến nay vẫn… dài cổ chờ chủ đầu tư giải quyết.
Tương tự là trường hợp của nhà số 138, 2F khu tập thể Quang Trung. Từ khi gia đình có kiến nghị về tình trạng ngôi nhà, và trải qua nhiều cuộc họp nhưng đến giờ Công ty Thủ Đô II vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình...
“Điều này thể hiện, các chủ đầu tư đang thiếu trách nhiệm với cộng đồng cũng như tính mạng của người dân chịu ảnh hưởng từ các công trình xây dựng của họ,” bà Hoa khẳng định./.
Nơm nớp… chờ nhà sập
Có mặt tại nhà số 138 khu tập thể 2F Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là toàn bộ phần bậc cửa lên xuống của ngôi nhà đã nứt toác và xẻ rãnh sâu đến hơn 10cm. Toàn bộ phần thân công trình cao 4 tầng này có dấu hiệu nghiêng về phía trước khoảng 14cm.
Ngồi bần thần nhìn cả cơ ngơi mới xây được 2 năm, bà Bùi Thị Hoa, chủ nhân ngôi nhà ngao ngán: “Năm 2009, khi hoàn công, nhà tôi vẫn không có hiện tượng gì đặc biệt. Vậy mà, từ tháng 1/2010, khi công trình xây dựng Trung tâm thương mại cao tầng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủ Đô II bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau nhà, các hiện tượng ‘lạ’ cũng bắt đầu xuất hiện.”
Đầu tiên, nền đất ngôi nhà gia đình bà Hoa sinh sống bắt đầu lún xuống đáng kể. Mặt sân phía trước nhà bị “xé” rách toác, các vết nứt ngày càng “há miệng” lớn hơn và chạy dài hết bề rộng của ngôi nhà. Các cột chống tường ở tầng 1 bị nứt thành các đoạn dài 10-20cm. Những tầng còn lại cũng chịu số phận tương tự.
Điều đáng nói là, không chỉ riêng nhà bà Hoa mà một số nhà gần kề nằm ngay sau công trình xây dựng của công ty Thủ đô II cũng đối diện với nguy cơ lún nghiêng khá nghiêm trọng.
Để chứng minh “độ” nguy hiểm của công trình này, bà Hoa đã dội một gáo nước xuống nền nhà. Ngay lập tức, lượng nước bị dồn nghiêng và chảy hết về phía bên phải nền.
“Trước kia còn khó phát hiện, nhưng nay chỉ cần ngồi trong phòng, chúng tôi cũng đã thấy độ nghiêng rõ rệt,” bà Hoa cho hay.
Mỗi lần công trình xây dựng được tiến hành, cả ngôi nhà cũng rung lên và có cảm giác sắp bị sập. Quá lo lắng cho sự an nguy của cả gia đình, bà Hoa đã tiến hành thuê các chuyên gia của Công ty Xử lý Lún nghiêng Việt Nam kiểm định. Theo kết quả, ngôi nhà đã bị nghiêng 14 phân về phía sau công trình, 13 phân sang bên phải, vượt mức quy định về độ nghiêng an toàn theo Luật Xây dựng.
Trong khi đó, một câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại ngách 36/2, ngõ Chùa Phái, Bạch Mai (Cầu Dền, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, công trình xây dựng trái quy định của bà Đỗ Thị Phúc đã làm nghiêng lún liên hoàn ba ngôi nhà kiền kề.
Trước đó, người dân sống tại sát công trình tổ hợp Star City (19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng sống trong cảnh nơm nớp lo nhà sập vì các dấu hiệu nứt, nghiêng xuất hiện.
Chỉ sau hơn một tháng khi công trình bắt đầu đào móng [năm 2010 – PV], ngôi nhà năm tầng ở số 53, ngõ 40, đường Tô Vĩnh Diện của ông Lê Trần Ngoan bắt đầu xuất hiện các vết nứt chạy dọc bờ tường từ tầng 1 lên tầng 5, càng về sau càng nhiều và mức độ nghiêm trọng hơn. Hiện nay toàn bộ ngôi nhà ông Ngoan bị lún, nghiêng về phía sau tới 4,5cm, mái ngói bị thủng lỗ lớn do một tảng bêtông từ công trình bay vào nhà.
Hàng xóm ông Ngoan, nhà ông Nguyễn Trọng Đình (số 51, ngõ 40, đường Tô Vĩnh Diện) cũng xuất hiện vết nứt dài chạy dọc trước cổng, nhà bị vặn xoay nhẹ, bờ tường sát cổng bị xé nứt sâu hơn 2cm.
Hiện tại, 11 gia đình sống tại khu vực này vẫn đang từng ngày phải đối mặt với hiểm họa nhà sập do các hiện tượng lún nghiêng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm với cộng đồng
Trao đổi với chúng tôi, “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Xử lý lún, nghiêng Việt Nam cho hay, mặc dù phần lớn nguyên nhân khiến các công trình nghiêng, lún là do sử dụng cột tre, cừ tràm mà không ép cọc bê tông. Tuy nhiên, cũng có không ít sự cố được hình thành do sự tác động của các công trình xây dựng lân cận.
Với các trường hợp này, việc xử lý móng không tính toán khoa học dẫn đến hiện tượng “trôi tuột đất chân”, dồn bùn khiến hệ thống các công trình liền kề bị lún, nứt ở các mức độ khác nhau. Riêng các công trình xây dựng dân dụng, hầu hết chủ nhà bỏ qua khâu khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công không tính toán, có phương án xử lý nền móng thích hợp cho địa chất ở từng khu vực.
Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng chỉ ra một thực tế: “Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư các công trình ở Việt Nam rất quan tâm tới chất lượng công trình bên cạnh. Họ đầu tư kinh phí rất lớn để nghiên cứu, có hướng xử lý công trình của mình để không ảnh hưởng tới công trình bên cạnh. Nhưng các nhà đầu tư của Việt Nam lại ngược lại, nhằm tiết kiệm tiền họ đã gần như không nghiên cứu, không chú ý tới công trình liền kề nên gây những nguy hiểm đối với các công trình đó.”
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều hộ dân phải sống trong cảnh nơm nớp chờ nhà sập.
Cũng theo ông Chủng, trong các khu đô thị đang ổn định thì việc xây dựng thêm công trình mới vào rất dễ gây ảnh hưởng tới công trình bên cạnh. Bởi địa chất công trình, thủy văn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu, thường có lớp đất cứng ở phía trên còn phía dưới là đất mềm.
Đối với những nhà 3-5 tầng muốn xây dựng thì có thể làm móng bình thường. Nhưng đối với những nhà cao tầng hơn thì tải trọng lớn. Các công trình này xây chen vào sẽ làm thay đổi địa chất công trình đang tồn tại, gây lún, nứt hoặc nghiêng.
Đối với các công trình xen ngang, để đảm bảo an toàn, ông Chủng kiến nghị, trước khi xây dựng chủ đầu tư cần phải khảo sát các công trình xung quanh để xem chất lượng các công trình đó, đánh giá tác động của công trình mình đối với công trình đó; xử lý nền đất như thế nào để làm giảm ảnh hưởng tới công trình bên cạnh; cần những người có năng lực để có thể xử lý việc này. Khi công trình bị hư hỏng cần phải có sự tiếp cận, đánh giá xem công trình đó liệu có tồn tại được không? Có sửa chữa được không hay phải phá đi làm lại? Nếu sửa chữa thì sửa chữa theo hướng nào?
Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia đưa ra rất nhiều khuyến nghị thì dường như các chủ đầu tư Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến các khâu cơ bản này ngay cả khi hiện tượng lún, nghiêng đã rõ ràng. Điển hình là trường hợp các hộ dân sát dự án Star City, mặc dù từ tháng 5/21010 đã nhận được cam kết bồi thường nhưng đến nay vẫn… dài cổ chờ chủ đầu tư giải quyết.
Tương tự là trường hợp của nhà số 138, 2F khu tập thể Quang Trung. Từ khi gia đình có kiến nghị về tình trạng ngôi nhà, và trải qua nhiều cuộc họp nhưng đến giờ Công ty Thủ Đô II vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình...
“Điều này thể hiện, các chủ đầu tư đang thiếu trách nhiệm với cộng đồng cũng như tính mạng của người dân chịu ảnh hưởng từ các công trình xây dựng của họ,” bà Hoa khẳng định./.
Ông Trần Chủng cho rằng, khi công trình bị hư hỏng, bản thân gia đình không nên tự khắc phục, sửa chữa. Các gia đình trước hết phải nói cho chủ công trình bên cạnh biết và có thương thuyết. Nếu chủ công trình không làm thì cần phải báo cho chính quyền, nhờ chính quyền can thiệp. |
Sơn Bách (Vietnam+)