Các nhà nghiên cứu ở Mỹ ngày 24/6 cho biết họ đã tiến hành lấy mẫu mô của gần 1.000 con cá voi trong năm năm để nghiên cứu và đi đến kết luận có sự tích tụ báo động các kim loại độc hại trong loài động vật này.
Theo số liệu thu được, các chất catmi, nhôm, crôm, chì, bạc, thủy ngân và titan chiếm tỷ lệ cao chưa từng thấy trong cơ thể loài động vật có vú sống ở biển này. Các nhà nghiên cứu xác nhận sức khỏe của các động vật biển và của những người tiêu thụ hải sản có thể bị đe dọa.
Là người chỉ đạo các cuộc nghiên cứu trên, nhà sinh vật học Roger Payne, người sáng lập và đồng thời là Chủ tịch tổ chức Liên minh Đại dương , nhấn mạnh quá trình phân tích các tế bào cá voi cho thấy ô nhiễm đã tấn công những nơi xa xôi nhất của các đại dương, những nơi sâu nhất từ Bắc Băng Dương tới các khu vực xích đạo.
Bên lề hội nghị Ủy ban cá voi quốc tế (CBI) được tổ chức tuần này tại Agadir (Morocco), ông Payne giải thích: "Toàn bộ cuộc sống trong đại dương đã bị bao phủ bởi các chất ô nhiễm, mà phần lớn trong số đó là do con người thải xuống". Ông cảnh báo các chất độc hại này có thể nhiễm vào các loài cá, là nguồn cung cấp protein chính cho một tỷ người trên thế giới. "Chúng ta có thể đưa ra lý lẽ thuyết phục rằng đó là mối đe dọa y tế lớn nhất mà loài người chưa từng đối mặt."
Bà Monica Medina, người đứng đầu phái đoàn Mỹ tại CBI đã thông báo nghiên cứu trên cho 88 nước thành viên và kêu gọi cần nghiên cứu kỹ hơn. Bà Monica Medina đã tuyên bố trước hàng trăm các đại biểu: "Nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng ta những thông tin mới và rất quan trọng về những mối nguy hiểm và hình thức gây ô nhiễm trên đối với cá voi tại các đại dương và những nơi trú ngụ của chúng."
Bà Medina đã giải thích nghiên cứu trên đặt ra các câu hỏi cho chính con người cũng như cho loài cá voi.
Từ năm 2000-2005, các nhà nghiêu cứu đã thu thập các mẫu mô của 955 con cá voi bằng các mũi tên nhỏ đặc biệt. Cá voi, di chuyển từ các vùng biển hai cực trái đất đến các vùng biển nhiệt đới, đang là món ăn hải sản hàng đầu của con người.
Các mẫu mô lấy được đã được gửi tới khoa chất độc John Wise của đại học Nam Maine để phân tích. Kết quả đã làm các nhà nghiên cứu hết sức bàng hoàng. Ông Payne cho biết có các yếu tố cho thấy loài cá này đã ăn phải các chất kim loại độc hại ở xa nơi chúng được thải ra. Các chất độc hại này có thể lan truyền thông qua các dòng hải lưu.
Ông Payne kết luận: "Tôi không biết là liệu trong tương lai cá voi có nằm ngoài danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng hay không"./.
Theo số liệu thu được, các chất catmi, nhôm, crôm, chì, bạc, thủy ngân và titan chiếm tỷ lệ cao chưa từng thấy trong cơ thể loài động vật có vú sống ở biển này. Các nhà nghiên cứu xác nhận sức khỏe của các động vật biển và của những người tiêu thụ hải sản có thể bị đe dọa.
Là người chỉ đạo các cuộc nghiên cứu trên, nhà sinh vật học Roger Payne, người sáng lập và đồng thời là Chủ tịch tổ chức Liên minh Đại dương , nhấn mạnh quá trình phân tích các tế bào cá voi cho thấy ô nhiễm đã tấn công những nơi xa xôi nhất của các đại dương, những nơi sâu nhất từ Bắc Băng Dương tới các khu vực xích đạo.
Bên lề hội nghị Ủy ban cá voi quốc tế (CBI) được tổ chức tuần này tại Agadir (Morocco), ông Payne giải thích: "Toàn bộ cuộc sống trong đại dương đã bị bao phủ bởi các chất ô nhiễm, mà phần lớn trong số đó là do con người thải xuống". Ông cảnh báo các chất độc hại này có thể nhiễm vào các loài cá, là nguồn cung cấp protein chính cho một tỷ người trên thế giới. "Chúng ta có thể đưa ra lý lẽ thuyết phục rằng đó là mối đe dọa y tế lớn nhất mà loài người chưa từng đối mặt."
Bà Monica Medina, người đứng đầu phái đoàn Mỹ tại CBI đã thông báo nghiên cứu trên cho 88 nước thành viên và kêu gọi cần nghiên cứu kỹ hơn. Bà Monica Medina đã tuyên bố trước hàng trăm các đại biểu: "Nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng ta những thông tin mới và rất quan trọng về những mối nguy hiểm và hình thức gây ô nhiễm trên đối với cá voi tại các đại dương và những nơi trú ngụ của chúng."
Bà Medina đã giải thích nghiên cứu trên đặt ra các câu hỏi cho chính con người cũng như cho loài cá voi.
Từ năm 2000-2005, các nhà nghiêu cứu đã thu thập các mẫu mô của 955 con cá voi bằng các mũi tên nhỏ đặc biệt. Cá voi, di chuyển từ các vùng biển hai cực trái đất đến các vùng biển nhiệt đới, đang là món ăn hải sản hàng đầu của con người.
Các mẫu mô lấy được đã được gửi tới khoa chất độc John Wise của đại học Nam Maine để phân tích. Kết quả đã làm các nhà nghiên cứu hết sức bàng hoàng. Ông Payne cho biết có các yếu tố cho thấy loài cá này đã ăn phải các chất kim loại độc hại ở xa nơi chúng được thải ra. Các chất độc hại này có thể lan truyền thông qua các dòng hải lưu.
Ông Payne kết luận: "Tôi không biết là liệu trong tương lai cá voi có nằm ngoài danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng hay không"./.
Mạnh Hào (Vietnam+)