Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bất bình đẳng giới và mù chữ gắn liền với nhau và hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều người không thể đọc được những biển báo cơ bản, một nhãn thuốc hay tự thảo một tờ đơn xin việc.
Ngày 9/9, báo cáo mới nhất của UNESCO cho biết số người mù chữ trên thế giới hiện nay là khoảng 775 triệu người, trong đó có 152 triệu trẻ em không được đến trường. Tỷ lệ người biết chữ trên thế giới trong giai đoạn từ 1990-2000 đã tăng từ 76% đến khoảng 82%.
Tuy nhiên, tốc độ này đã chậm lại trong suốt một thập kỷ qua và hiện chỉ có ba quốc gia là Trung Quốc, Indonesia và Iran dự kiến sẽ đạt được mục tiêu của quốc tế về cắt giảm 50% tỷ lệ người mù chữ vào năm 2015.
Để đạt được mục tiêu trên, 6% dân số thế giới tương đương với hơn 360 triệu người, sẽ biết đọc biết viết.
Theo Giám đốc phụ trách giáo dục của UNESCO Mmantsetsa Marope, nhân loại đã đạt được "những tiến bộ đáng kể song chưa đủ" trong cuộc chiến xóa nạn mù chữ này.
Báo cáo của UNESCO cũng cho biết xóa nạn mù chữ cũng gần như một cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới. Phụ nữ hiện chiếm gần 70% số người không biết chữ do vấp phải quá nhiều rào cản. Các hộ gia đình ở các nước đang phát triển thường gặp nhiều khó khăn đối với việc trả học phí cho con và trong một số trường hợp, họ buộc phải lựa chọn việc nên cho đứa con nào đến trường. Thông thường con trai vẫn được ưu tiên hơn bởi con gái có thể làm các công việc gia đình tốt hơn.
Niger và Mali hiện là hai quốc gia có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất thế giới, với tỷ lệ phụ nữ biết chữ chưa bằng 50% nam giới.
Trong khi đó, tỷ lệ biết chữ ở Canada là khá cao với khoảng 97% người biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, tỷ lệ những người có thể sử dụng ngôn ngữ để phục vụ một cách hiệu quả cho công việc lại đang là một mối lo ngại của quốc gia này.
Theo thống kê mới nhất của Chính phủ Canada, hiện có khoảng 48% người trên 16 tuổi không có đủ các kỹ năng đọc, viết cần thiết để đáp ứng yêu cầu của một công việc chuyên môn, nhất là các lĩnh vực nghiên cứu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp của Canada đang ở mức tương đối cao - trên 7%./.
Ngày 9/9, báo cáo mới nhất của UNESCO cho biết số người mù chữ trên thế giới hiện nay là khoảng 775 triệu người, trong đó có 152 triệu trẻ em không được đến trường. Tỷ lệ người biết chữ trên thế giới trong giai đoạn từ 1990-2000 đã tăng từ 76% đến khoảng 82%.
Tuy nhiên, tốc độ này đã chậm lại trong suốt một thập kỷ qua và hiện chỉ có ba quốc gia là Trung Quốc, Indonesia và Iran dự kiến sẽ đạt được mục tiêu của quốc tế về cắt giảm 50% tỷ lệ người mù chữ vào năm 2015.
Để đạt được mục tiêu trên, 6% dân số thế giới tương đương với hơn 360 triệu người, sẽ biết đọc biết viết.
Theo Giám đốc phụ trách giáo dục của UNESCO Mmantsetsa Marope, nhân loại đã đạt được "những tiến bộ đáng kể song chưa đủ" trong cuộc chiến xóa nạn mù chữ này.
Báo cáo của UNESCO cũng cho biết xóa nạn mù chữ cũng gần như một cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới. Phụ nữ hiện chiếm gần 70% số người không biết chữ do vấp phải quá nhiều rào cản. Các hộ gia đình ở các nước đang phát triển thường gặp nhiều khó khăn đối với việc trả học phí cho con và trong một số trường hợp, họ buộc phải lựa chọn việc nên cho đứa con nào đến trường. Thông thường con trai vẫn được ưu tiên hơn bởi con gái có thể làm các công việc gia đình tốt hơn.
Niger và Mali hiện là hai quốc gia có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất thế giới, với tỷ lệ phụ nữ biết chữ chưa bằng 50% nam giới.
Trong khi đó, tỷ lệ biết chữ ở Canada là khá cao với khoảng 97% người biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, tỷ lệ những người có thể sử dụng ngôn ngữ để phục vụ một cách hiệu quả cho công việc lại đang là một mối lo ngại của quốc gia này.
Theo thống kê mới nhất của Chính phủ Canada, hiện có khoảng 48% người trên 16 tuổi không có đủ các kỹ năng đọc, viết cần thiết để đáp ứng yêu cầu của một công việc chuyên môn, nhất là các lĩnh vực nghiên cứu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp của Canada đang ở mức tương đối cao - trên 7%./.
(TTXVN)