Trước những hậu quả đáng báo động về tài nguyên và môi trường của việc sản xuất gạch đất nung bằng những lò gạch thủ công, vừa qua, ngày 4/6/2011, Trung tâm tư vấn vì sức khỏe công động (VINAFARM) phối hợp với DmC Group đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Gạch không nung bảo vệ môi trường.”
Thực tế, theo khảo sát của Bộ Xây dựng, mặc dù trên thế giới, gạch không nung đã được dùng phổ biến nhưng ở Việt Nam, với 25 tỷ viên gạch xây tiêu thụ mỗi năm, chỉ có 10% là gạch không nung. Còn lại, 90% số gạch được sử dụng vẫn là gạch đất nung truyền thống. Hệ quả tất yếu là tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay: "Nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800-3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trưởng gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng."
Cũng theo ông Tới, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung giảm thiểu rất nhiều sự ô nhiễm môi trường trong khi tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền và tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng có giá thành thấp.
Hiện, Bộ Xây dựng đang tích cực để thực hiện chương trình vật liệu xây không nung tới năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
Bộ này cũng đã giao cho các cơ quan chuyên môn rà soát, xem xét, xây dựng mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho gạch không nung. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng hy vọng sẽ tạo ra cơ hội cũng như hành lang pháp lý và kỹ thuật tốt nhất để phát triển gạch không nung trong tương lai.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng có chỉ thị nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch ngói.
Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Chính phủ, Bộ Xây dựng và thành phố về việc thay thế dần gạch nung bằng vật liệu xây không nung, xóa dần sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công gây ô nhiễm môi trường./.
Thực tế, theo khảo sát của Bộ Xây dựng, mặc dù trên thế giới, gạch không nung đã được dùng phổ biến nhưng ở Việt Nam, với 25 tỷ viên gạch xây tiêu thụ mỗi năm, chỉ có 10% là gạch không nung. Còn lại, 90% số gạch được sử dụng vẫn là gạch đất nung truyền thống. Hệ quả tất yếu là tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay: "Nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800-3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trưởng gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng."
Cũng theo ông Tới, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung giảm thiểu rất nhiều sự ô nhiễm môi trường trong khi tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền và tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng có giá thành thấp.
Hiện, Bộ Xây dựng đang tích cực để thực hiện chương trình vật liệu xây không nung tới năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
Bộ này cũng đã giao cho các cơ quan chuyên môn rà soát, xem xét, xây dựng mới các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho gạch không nung. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng hy vọng sẽ tạo ra cơ hội cũng như hành lang pháp lý và kỹ thuật tốt nhất để phát triển gạch không nung trong tương lai.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng có chỉ thị nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch ngói.
Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Chính phủ, Bộ Xây dựng và thành phố về việc thay thế dần gạch nung bằng vật liệu xây không nung, xóa dần sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công gây ô nhiễm môi trường./.
Lâm Vũ (Vietnam+)