Ngày 17/10, các chuyên gia tham dự Hội nghị về khí hậu và sức khỏe ở London, Anh cảnh báo các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất như lương thực, nước và rừng đang cạn kiệt với tốc độ báo động, gây nạn đói, xung đột, bất ổn xã hội và khiến nhiều sinh vật bị tuyệt chủng.
Theo các chuyên gia, nạn đói gia tăng do sản lượng mùa màng thay đổi dẫn đến suy dinh dưỡng; khan hiếm nước gây mất vệ sinh; ô nhiễm làm suy yếu hệ miễn dịch; tình trạng di cư và rối loạn xã hội vì tranh chấp nguồn nước và đất làm gia tăng trình trạng lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Từ nay đến năm 2050, thế giới sẽ có thêm 70 triệu ca tử vong chỉ riêng ở vùng Nam Sahara ở châu Phi. Nhiều loài muỗi sinh sôi do khí hậu biến đổi, các bệnh truyền nhiễm, như sốt rét, lây lan nhanh sẽ hoành hành một số nước, như Zimbabwe, trong các năm từ 2025-2050.
Tại Trung Quốc, khoảng 21 triệu người nữa có nguy cơ mắc bệnh sán máng do tình trạng lũ lụt gia tăng mang mầm bệnh từ khu vực này sang các khu vực khác.
Các chuyên gia dự báo tính đến tháng 10/2011, dân số thế giới sẽ vượt quá 7 tỷ người và có thể tăng lên hơn 10 tỷ vào năm 2050, làm gia tăng tình trạng khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những tác động từ biến đổi khí hậu sẽ làm cho các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa các hệ sinh thái, các loài động vật và cả con người. Những tác động này không chỉ xảy ra ở châu Phi hoặc châu Á, mà cả ở khu vực châu Âu, nơi có nguy cơ hứng chịu nhiều hơn các đợt nắng nóng, lụt lội và bệnh truyền nhiễm sẽ gia tăng ở khu vực này.
Các chuyên gia khẳng định tình trạng tiêu thụ quá mức ở các nước có thu nhập cao đã tạo ra món nợ về sinh thái và tài chính. Đặc biệt việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây các bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ và ung thư./.
Theo các chuyên gia, nạn đói gia tăng do sản lượng mùa màng thay đổi dẫn đến suy dinh dưỡng; khan hiếm nước gây mất vệ sinh; ô nhiễm làm suy yếu hệ miễn dịch; tình trạng di cư và rối loạn xã hội vì tranh chấp nguồn nước và đất làm gia tăng trình trạng lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Từ nay đến năm 2050, thế giới sẽ có thêm 70 triệu ca tử vong chỉ riêng ở vùng Nam Sahara ở châu Phi. Nhiều loài muỗi sinh sôi do khí hậu biến đổi, các bệnh truyền nhiễm, như sốt rét, lây lan nhanh sẽ hoành hành một số nước, như Zimbabwe, trong các năm từ 2025-2050.
Tại Trung Quốc, khoảng 21 triệu người nữa có nguy cơ mắc bệnh sán máng do tình trạng lũ lụt gia tăng mang mầm bệnh từ khu vực này sang các khu vực khác.
Các chuyên gia dự báo tính đến tháng 10/2011, dân số thế giới sẽ vượt quá 7 tỷ người và có thể tăng lên hơn 10 tỷ vào năm 2050, làm gia tăng tình trạng khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những tác động từ biến đổi khí hậu sẽ làm cho các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa các hệ sinh thái, các loài động vật và cả con người. Những tác động này không chỉ xảy ra ở châu Phi hoặc châu Á, mà cả ở khu vực châu Âu, nơi có nguy cơ hứng chịu nhiều hơn các đợt nắng nóng, lụt lội và bệnh truyền nhiễm sẽ gia tăng ở khu vực này.
Các chuyên gia khẳng định tình trạng tiêu thụ quá mức ở các nước có thu nhập cao đã tạo ra món nợ về sinh thái và tài chính. Đặc biệt việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây các bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ và ung thư./.
(TTXVN/Vietnam+)