Ngày 10/3, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa (UNESCO) của Liên hợp quốc và Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) đã cảnh báo nguy cơ buôn bán bất hợp pháp và phá hoại các tài sản văn hóa của nhân loại đã thực sự trở thành mối lo ngại nghiêm trọng của cộng đồng thế giới.
UNESCO nhấn mạnh, những hành động cướp bóc di sản tại các khu vực khảo cổ, buôn bán bất hợp pháp các vật phẩm tôn giáo, sự phát triển bất thường của thị trường nghệ thuật toàn cầu, cũng như các tội phạm liên quan đến việc lưu hành bất hợp pháp các tài sản văn hóa và bán những tài sản này để tài trợ cho các hoạt động khủng bố đã trở thành những nguy cơ nghiêm trọng.
Nhiều nước châu Á đã mất hơn 50% các di sản văn hóa quốc gia và hiện nay những di sản này nằm trong các bộ sưu tập cá nhân hoặc công cộng ở ngoài lãnh thổ của mình.
Kể từ năm 1975, hơn một nửa số tượng Phật ở Campuchia đã biến mất khỏi các ngôi chùa ở nước này. 15.000 vật phẩm văn hóa cũng đã biến mất khỏi Viện Bảo tàng Baghdad trong cuộc chiến tranh Iraq và đang lưu lạc khắp thế giới. Ở Trung Mỹ, nạn khai quật bất hợp pháp đã làm mất hàng nghìn đồ gốm cổ của người Maya.
UNESCO nhận định mỗi ngày, trên thế giới có ít nhất một vụ phá hoại hoặc buôn bán bất hợp pháp các tài sản văn hóa của nhân loại.
INTERPOL cũng lưu ý rằng, buôn bán phi pháp các tài sản văn hóa cũng đã trở thành những hoạt động tội phạm ngang với buôn bán vũ khí và ma túy nếu xét về nguồn lợi tài chính. Buôn bán các tài sản văn hóa đem lại lợi nhuận cho các tổ chức tội phạm tối thiểu 6 tỷ USD/năm, lợi nhuận từ các tài sản văn hóa bị cướp từ các khu khai quật thậm chí cao gấp hàng chục lần .
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, những hành động cướp bóc, trộm cắp, phá hoại và buôn bán lậu các tài sản văn hóa có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa của các dân tộc. Bảo vệ các di sản văn hóa và chiến đấu chống lại những hành động tội phạm này phải là vấn đề lợi ích chung của nhân loại./.
UNESCO nhấn mạnh, những hành động cướp bóc di sản tại các khu vực khảo cổ, buôn bán bất hợp pháp các vật phẩm tôn giáo, sự phát triển bất thường của thị trường nghệ thuật toàn cầu, cũng như các tội phạm liên quan đến việc lưu hành bất hợp pháp các tài sản văn hóa và bán những tài sản này để tài trợ cho các hoạt động khủng bố đã trở thành những nguy cơ nghiêm trọng.
Nhiều nước châu Á đã mất hơn 50% các di sản văn hóa quốc gia và hiện nay những di sản này nằm trong các bộ sưu tập cá nhân hoặc công cộng ở ngoài lãnh thổ của mình.
Kể từ năm 1975, hơn một nửa số tượng Phật ở Campuchia đã biến mất khỏi các ngôi chùa ở nước này. 15.000 vật phẩm văn hóa cũng đã biến mất khỏi Viện Bảo tàng Baghdad trong cuộc chiến tranh Iraq và đang lưu lạc khắp thế giới. Ở Trung Mỹ, nạn khai quật bất hợp pháp đã làm mất hàng nghìn đồ gốm cổ của người Maya.
UNESCO nhận định mỗi ngày, trên thế giới có ít nhất một vụ phá hoại hoặc buôn bán bất hợp pháp các tài sản văn hóa của nhân loại.
INTERPOL cũng lưu ý rằng, buôn bán phi pháp các tài sản văn hóa cũng đã trở thành những hoạt động tội phạm ngang với buôn bán vũ khí và ma túy nếu xét về nguồn lợi tài chính. Buôn bán các tài sản văn hóa đem lại lợi nhuận cho các tổ chức tội phạm tối thiểu 6 tỷ USD/năm, lợi nhuận từ các tài sản văn hóa bị cướp từ các khu khai quật thậm chí cao gấp hàng chục lần .
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, những hành động cướp bóc, trộm cắp, phá hoại và buôn bán lậu các tài sản văn hóa có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa của các dân tộc. Bảo vệ các di sản văn hóa và chiến đấu chống lại những hành động tội phạm này phải là vấn đề lợi ích chung của nhân loại./.
(TTXVN/Vietnam+)