Thảo luận chiều 16/11 về Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, hầu hết ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, việc sửa đổi Bộ luật này là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đồng thời, góp phần khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự trong thời gian qua.
Điều này cũng sẽ đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự và từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung, Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng.
Theo Tờ trình, dự thảo luật trình Quốc hội lần này được bổ sung một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là bảo đảm quyền tranh luận. “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, tòa án tạo điều kiện để các bên tranh chấp thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Nguyên tắc này còn được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng tại tòa án, từ giai đoạn thụ lý vụ án dân sự đến giai đoạn thu thập chứng cứ và xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận không chỉ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn nhằm quán triệt các thẩm phán khi tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền tranh luận của đương sự để ra bản án, quyết định đúng pháp luật.
Theo tờ trình của Chính phủ, Điều 7 Luật Tố tụng dân sự hiện hành còn thiếu quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của việc cung cấp chứng cứ. Vì vậy, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung lần này đã khắc phục tồn tại này theo hướng bổ sung quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của việc cung cấp chứng cứ; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.”
Quy định này được các chuyên gia pháp luật đánh giá là cơ sở để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện.
Tán thành việc sửa đổi Điều 7 về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền, tuy nhiên đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng, ngoài quy định: cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Dự thảo Luật cũng cần có quy định biện pháp, chế tài hành chính của tòa án trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc mà cố tình không cung cấp cho tòa án.
Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải tăng cường hơn nữa sự tham gia của đại điện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa xét xử các vụ việc dân sự. Nêu ra quan điểm trên, đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội) lập luận, thời gian qua, hiệu quả của công tác kiểm sát xét xử các vụ án dân sự của Viện Kiểm sát nhân dân còn hạn chế, chất lượng xét xử các vụ việc này của tòa án cũng chưa thực sự đồng đều vì vậy, việc quy định sự có mặt đại diện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự là cần thiết.
Về vấn đề hòa giải, có ý kiến nhất trí với dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc công nhận kết quả hòa giải thành công ở cơ sở. Tuy nhiên, việc Dự thảo Luật gắn phương thức hòa giải với "Trung tâm hòa giải" và hòa giải ở cơ sở là không phù hợp với xu thế phát triển đa dạng của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở thời điểm hiện tại và trong tương lai./.
Điều này cũng sẽ đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự và từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung, Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng.
Theo Tờ trình, dự thảo luật trình Quốc hội lần này được bổ sung một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là bảo đảm quyền tranh luận. “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, tòa án tạo điều kiện để các bên tranh chấp thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Nguyên tắc này còn được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng tại tòa án, từ giai đoạn thụ lý vụ án dân sự đến giai đoạn thu thập chứng cứ và xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận không chỉ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn nhằm quán triệt các thẩm phán khi tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền tranh luận của đương sự để ra bản án, quyết định đúng pháp luật.
Theo tờ trình của Chính phủ, Điều 7 Luật Tố tụng dân sự hiện hành còn thiếu quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của việc cung cấp chứng cứ. Vì vậy, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung lần này đã khắc phục tồn tại này theo hướng bổ sung quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của việc cung cấp chứng cứ; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.”
Quy định này được các chuyên gia pháp luật đánh giá là cơ sở để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện.
Tán thành việc sửa đổi Điều 7 về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền, tuy nhiên đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng, ngoài quy định: cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Dự thảo Luật cũng cần có quy định biện pháp, chế tài hành chính của tòa án trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc mà cố tình không cung cấp cho tòa án.
Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải tăng cường hơn nữa sự tham gia của đại điện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa xét xử các vụ việc dân sự. Nêu ra quan điểm trên, đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội) lập luận, thời gian qua, hiệu quả của công tác kiểm sát xét xử các vụ án dân sự của Viện Kiểm sát nhân dân còn hạn chế, chất lượng xét xử các vụ việc này của tòa án cũng chưa thực sự đồng đều vì vậy, việc quy định sự có mặt đại diện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự là cần thiết.
Về vấn đề hòa giải, có ý kiến nhất trí với dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc công nhận kết quả hòa giải thành công ở cơ sở. Tuy nhiên, việc Dự thảo Luật gắn phương thức hòa giải với "Trung tâm hòa giải" và hòa giải ở cơ sở là không phù hợp với xu thế phát triển đa dạng của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở thời điểm hiện tại và trong tương lai./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)