Báo cáo mới nhất của chính quyền Mỹ liên quan đến cuộc điều tra về thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico kết luận Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh và các nhà thầu phụ như Halliburton hay Transocean phải chịu hầu hết trách nhiệm trong vụ tràn dầu hồi năm ngoái, gây ra thảm họa thủy triều đen tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sau 17 tháng điều tra, Lực lượng Bảo vệ bờ biển cùng Cơ quan Giám sát thực thi và điều phối quản lý năng lượng đại dương của Mỹ đã công bố những kết luận cuối cùng về sự cố nổ và chìm giàn khoan Deepwater Horizon ngày 22/4/2010 ở Vịnh Mexico làm 11 công nhân thiệt mạng và dẫn đến thảm họa tràn dầu nghiêm trọng ở khu vực này.
Báo cáo kết luận nguyên nhân chính của vụ tai nạn này là do sự quản lý rủi ro yếu, kế hoạch đổ bêtông bịt miệng giếng dầu tràn mắc nhiều sai sót và một loạt quyết định dựa trên những thông tin không chính xác của nhóm kỹ sư làm việc trên giàn khoan.
Báo cáo dày 500 trang này chỉ rõ công ty BP phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tại giếng dầu Macondo bị rò rỉ khiến dầu tràn ra biển cũng như về sự an toàn cho các công nhân làm việc trên giàn khoan thời điểm đó.
Công ty Halliburton (Mỹ) cũng phải chịu trách nhiệm về việc trám ximăng bịt kín giếng dầu này. Công ty này mới đây thông báo đã gửi đơn kiện BP về việc cung cấp những thông tin thiếu chính xác về hoạt động của giàn khoan vào thời điểm trước khi xảy ra tai nạn. Các nhà điều tra cũng cáo buộc công ty BP đã tìm cách tiết kiệm thời gian và giảm chi phí mà không đánh giá hết hậu quả của vụ việc.
Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận những sai lầm của đoàn công tác trên giàn khoan, công ty Transocean (Thụy Sĩ) - chủ sở hữu giàn khoan dầu và Cameron - công ty chịu trách nhiệm về thiết bị ngăn dầu phun trào trên giàn khoan. Các nhà thầu phụ này vẫn tiếp tục cho vận hành giàn khoan bất chấp những rủi ro và các tín hiệu cảnh báo có vấn đề.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết Transocean không phải chịu trách nhiệm về việc không bảo dưỡng nắp giếng dầu gặp sự cố nhằm tránh thảm họa thủy triều đen bằng cách khóa giếng dầu.
Kể từ khi xảy ra vụ tai nạn giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico, có rất nhiều cuộc điều tra, kiện tụng và những thay đổi, bổ sung về luật liên quan đến ngành thăm dò, khai thác dầu khí của Mỹ.
Báo cáo cuối cùng về thảm họa tràn dầu mà chính quyền liên bang vừa công bố có thể sẽ đóng vai trò then chốt trong các vụ kiện tụng tốn kém nhiều tỷ USD và sẽ kéo theo nhiều hệ quả pháp lý cho công ty BP cũng như các đối tác-nhà thầu phụ của họ.
Trong một thông cáo đáp lại báo cáo trên, BP cho biết đầu tháng này, công ty đã thừa nhận trách nhiệm của họ trong sự cố gây chết người này và đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để cải thiện vấn đề an toàn và quản lý rủi ro trong các hoạt động. BP cũng hy vọng các đối tác chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong sự cố này, đồng thời giúp ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự trong tương lai.
Theo đánh giá của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Mỹ, vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico kéo dài trong 87 ngày với lượng dầu tràn ước tính lên tới 4,9 triệu thùng, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực đầm lầy và bờ biển phía Đông nước Mỹ trong phạm vi trải dài tới 1.700km, và làm hơn 6.000 con chim bị chết.
Thảm họa thủy triều đen tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng gây thiệt hại lớn về kinh tế và nhân đạo. Sau khi xảy ra thảm họa, công ty BP đã phải chi 40,7 tỷ USD để khắc phục hậu quả, bồi thường cho các nạn nhân và đây chưa thể là con số cuối cùng./.
Sau 17 tháng điều tra, Lực lượng Bảo vệ bờ biển cùng Cơ quan Giám sát thực thi và điều phối quản lý năng lượng đại dương của Mỹ đã công bố những kết luận cuối cùng về sự cố nổ và chìm giàn khoan Deepwater Horizon ngày 22/4/2010 ở Vịnh Mexico làm 11 công nhân thiệt mạng và dẫn đến thảm họa tràn dầu nghiêm trọng ở khu vực này.
Báo cáo kết luận nguyên nhân chính của vụ tai nạn này là do sự quản lý rủi ro yếu, kế hoạch đổ bêtông bịt miệng giếng dầu tràn mắc nhiều sai sót và một loạt quyết định dựa trên những thông tin không chính xác của nhóm kỹ sư làm việc trên giàn khoan.
Báo cáo dày 500 trang này chỉ rõ công ty BP phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tại giếng dầu Macondo bị rò rỉ khiến dầu tràn ra biển cũng như về sự an toàn cho các công nhân làm việc trên giàn khoan thời điểm đó.
Công ty Halliburton (Mỹ) cũng phải chịu trách nhiệm về việc trám ximăng bịt kín giếng dầu này. Công ty này mới đây thông báo đã gửi đơn kiện BP về việc cung cấp những thông tin thiếu chính xác về hoạt động của giàn khoan vào thời điểm trước khi xảy ra tai nạn. Các nhà điều tra cũng cáo buộc công ty BP đã tìm cách tiết kiệm thời gian và giảm chi phí mà không đánh giá hết hậu quả của vụ việc.
Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận những sai lầm của đoàn công tác trên giàn khoan, công ty Transocean (Thụy Sĩ) - chủ sở hữu giàn khoan dầu và Cameron - công ty chịu trách nhiệm về thiết bị ngăn dầu phun trào trên giàn khoan. Các nhà thầu phụ này vẫn tiếp tục cho vận hành giàn khoan bất chấp những rủi ro và các tín hiệu cảnh báo có vấn đề.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết Transocean không phải chịu trách nhiệm về việc không bảo dưỡng nắp giếng dầu gặp sự cố nhằm tránh thảm họa thủy triều đen bằng cách khóa giếng dầu.
Kể từ khi xảy ra vụ tai nạn giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico, có rất nhiều cuộc điều tra, kiện tụng và những thay đổi, bổ sung về luật liên quan đến ngành thăm dò, khai thác dầu khí của Mỹ.
Báo cáo cuối cùng về thảm họa tràn dầu mà chính quyền liên bang vừa công bố có thể sẽ đóng vai trò then chốt trong các vụ kiện tụng tốn kém nhiều tỷ USD và sẽ kéo theo nhiều hệ quả pháp lý cho công ty BP cũng như các đối tác-nhà thầu phụ của họ.
Trong một thông cáo đáp lại báo cáo trên, BP cho biết đầu tháng này, công ty đã thừa nhận trách nhiệm của họ trong sự cố gây chết người này và đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để cải thiện vấn đề an toàn và quản lý rủi ro trong các hoạt động. BP cũng hy vọng các đối tác chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong sự cố này, đồng thời giúp ngăn ngừa các vụ tai nạn tương tự trong tương lai.
Theo đánh giá của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Mỹ, vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico kéo dài trong 87 ngày với lượng dầu tràn ước tính lên tới 4,9 triệu thùng, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực đầm lầy và bờ biển phía Đông nước Mỹ trong phạm vi trải dài tới 1.700km, và làm hơn 6.000 con chim bị chết.
Thảm họa thủy triều đen tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng gây thiệt hại lớn về kinh tế và nhân đạo. Sau khi xảy ra thảm họa, công ty BP đã phải chi 40,7 tỷ USD để khắc phục hậu quả, bồi thường cho các nạn nhân và đây chưa thể là con số cuối cùng./.
(TTXVN/Vietnam+)