SINGAPORE – Media OutReach Newswire – NetApp® (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, New York, Mỹ, với mã NTAP) – công ty phần mềm tầm cỡ toàn cầu, tập trung vào đám mây và dữ liệu đã công bố Data Complexity Report (tạm dịch: Báo cáo về độ phức tạp của dữ liệu) thường niên lần thứ hai, trong đó xem xét cách các tổ chức toàn cầu đang điều hướng sự phức tạp ngày càng tăng trong việc quản lý dữ liệu của họ cho trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo năm nay cung cấp góc nhìn toàn cầu về cách AI sẽ tác động đến các tổ chức vào năm 2025 và sau đó, đưa ra những hiểu biết sâu sắc để giúp các doanh nghiệp tận dụng tiềm năng của AI, trong khi điều hướng sự phức tạp và rủi ro đi kèm với công nghệ mang tính chuyển đổi này.
Bà Gabie Boko, Giám đốc Tiếp thị của NetApp cho biết: “Năm 2025 đang định hình là năm quyết định đối với AI, khi các tổ chức chuyển từ thử nghiệm sang mở rộng khả năng AI của mình. Báo cáo về độ phức tạp của dữ liệu năm nay cho thấy các doanh nghiệp đang đầu tư đáng kể để thúc đẩy đổi mới và hiệu quả, nhưng những nỗ lực này sẽ chỉ thành công nếu các giám đốc công nghệ toàn cầu có thể giải quyết những thách thức ngày càng tăng về độ phức tạp, bảo mật và tính bền vững của dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dữ liệu thông minh, với lưu trữ dữ liệu thống nhất làm cốt lõi, sẽ là chìa khóa để khai thác các tiềm năng của AI”.
Đầu tư vào AI: AI có làm bạn tốn kém không?
Có tới 2/3 các công ty trên toàn thế giới báo cáo rằng, dữ liệu của họ được tối ưu hóa hoàn toàn hoặc hầu hết cho AI. Tuy nhiên, bất chấp tiến triển này, năm 2025 vẫn sẽ đòi hỏi đầu tư vào AI và quản lý dữ liệu. Trên thực tế, 40% giám đốc điều hành công nghệ toàn cầu tin rằng, các công ty của họ sẽ cần đầu tư chưa từng có vào AI và quản lý dữ liệu trong năm 2025. Mặc dù các công ty đã đạt được những bước tiến trong việc tối ưu hóa dữ liệu cho AI, nhưng việc đạt được những đột phá trong tương lai sẽ đòi hỏi sự cam kết và nguồn lực lớn hơn nữa.
Báo cáo đã phân loại các thị trường được khảo sát thành các quốc gia dẫn đầu về AI và các quốc gia tụt hậu về AI. 4 thị trường châu Á – Thái Bình Dương là Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Australia & New Zealand đều nằm trong nhóm dẫn đầu, với tỷ lệ chung của những người tham gia khảo sát ở châu Á – Thái Bình Dương cho biết dữ liệu của doanh nghiệp họ được tối ưu hóa hoàn toàn hoặc hầu hết cho AI trung bình là 73%, cao hơn một chút so với con số bình quân của toàn cầu.
Kho dữ liệu: Dữ liệu của bạn có cản trở sự thành công của AI không?
Việc hợp nhất dữ liệu đang nổi lên như một động lực quan trọng thúc đẩy thành công của AI, với 79% giám đốc công nghệ toàn cầu nhận ra tầm quan trọng của việc hợp nhất dữ liệu để đạt được kết quả AI tối ưu. Các công ty ưu tiên hợp nhất dữ liệu có nhiều khả năng đạt được mục tiêu AI của mình vào năm 2025, với chỉ 23% công ty ưu tiên hợp nhất dữ liệu cho biết họ sẽ không đạt được mục tiêu của mình, so với 30% công ty không ưu tiên hợp nhất dữ liệu.
Đầu tư vào quản lý dữ liệu và cơ sở hạ tầng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, với các giám đốc điều hành nhấn mạnh điều này gấp đôi so với các sáng kiến liên quan đến AI khác – một xu hướng sẽ phát triển. Nhìn về tương lai, các tổ chức áp dụng hợp nhất dữ liệu sẽ có vị thế tốt hơn để khai thác hoàn toàn sức mạnh chuyển đổi của AI, đảm bảo họ luôn đi đầu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Tại châu Á – Thái Bình Dương, có tới 85% giám đốc công nghệ nhận ra tầm quan trọng của việc thống nhất dữ liệu để đạt được kết quả AI tối ưu vào năm 2025. Mọi quốc gia đều đang tăng cường đầu tư vào quản lý dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng, ngoại trừ Ấn Độ, phản ánh các khoản đầu tư trước đây của Ấn Độ và dẫn đầu trong việc áp dụng AI. Tại Ấn Độ, 44% giám đốc công nghệ coi quản lý dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu hiện tại của họ, với 37% coi đây là ưu tiên hàng đầu trong tương lai. Ở các khu vực khác của châu Á – Thái Bình Dương, giám đốc công nghệ tại Nhật Bản (42%), Singapore (49%) và Australia & New Zealand (43%) coi quản lý dữ liệu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng là ưu tiên đầu tư hàng đầu trong tương lai của họ – cao hơn so với ưu tiên hàng đầu hiện tại của họ.
Bảo mật dữ liệu: Liệu các mối đe dọa mạng có gia tăng theo AI không?
Các giám đốc điều hành công nghệ toàn cầu đang chuẩn bị cho sự gia tăng đáng kể các mối đe dọa bảo mật cùng với việc áp dụng AI, với 41% dự đoán sẽ tăng mạnh vào năm 2025. Các mối quan ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu vẫn là những thách thức hàng đầu trên toàn cầu theo từng năm, với các quốc gia dẫn đầu về AI như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Australia & New Zealand và Mỹ (những quốc gia đi trước trong hành trình AI của mình) phải đối mặt với số lượng vấn đề bảo mật gần gấp đôi so với các quốc gia tụt hậu về AI như Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Có tới 72% số người được hỏi ở châu Á – Thái Bình Dương cho biết sự gia tăng trong việc áp dụng AI đã dẫn đến sự gia tăng các thách thức về bảo mật đối với doanh nghiệp của họ.
Những thách thức về bảo mật do AI thúc đẩy đang đè nặng lên tâm trí của các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu, với 59% xác định những mối đe dọa này là tác nhân gây căng thẳng hàng đầu trên toàn cầu. Tương tự như vậy ở châu Á – Thái Bình Dương, hơn một nửa số người được khảo sát (54%) đã coi những thách thức về bảo mật do AI thúc đẩy là tác nhân gây căng thẳng hàng đầu của họ. Sự tập trung cao độ này phản ánh tính phức tạp ngày càng tăng của các rủi ro mạng.
Các giám đốc điều hành ở cấp hội đồng quản trị và cấp lãnh đạo chủ chốt tiếp tục ưu tiên bảo vệ an ninh mạng và phần mềm tống tiền, với 38% xếp hạng đây là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn có một điểm sáng: các biện pháp chiến lược mà các tổ chức đã triển khai dường như đang mang lại hiệu quả. Sự tập trung vào an ninh mạng như một ưu tiên hàng đầu đã giảm 17% kể từ năm 2023 – một dấu hiệu đáng mừng cho thấy đang có những tiến bộ trong việc chống lại các mối đe dọa không ngừng phát triển này.
Tính bền vững của dữ liệu: AI có gây nguy hiểm cho hành tinh không?
Khi việc áp dụng AI tăng tốc, 34% giám đốc điều hành công nghệ toàn cầu dự đoán những thay đổi lớn trong các quy trình phát triển bền vững của công ty và 33% mong đợi các chính sách và khoản đầu tư năng lượng mới của chính phủ. Tăng trưởng dữ liệu do AI thúc đẩy được coi là yếu tố đóng góp chính cho các nỗ lực phát triển bền vững, với các quốc gia dẫn đầu về AI đang chịu tác động lớn hơn so với các quốc gia tụt hậu về AI. Giảm lượng khí thải carbon vẫn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là ở các khu vực có tỷ lệ áp dụng AI cao, mặc dù trọng tâm của nó đã giảm dần theo từng năm, từ 84% các công ty vào năm 2023 xuống còn 72% vào năm 2024. Thách thức trong tương lai sẽ là quản lý chi phí môi trường của AI, trong khi tối đa hóa tiềm năng đổi mới của nó.
Tại châu Á – Thái Bình Dương, 3/4 số người tham gia khảo sát cho biết tầm quan trọng của việc giảm lượng khí thải carbon – cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu. Dữ liệu và tính toán tăng lên do sự gia tăng của AI đã mang lại những đóng góp đáng kể cho các sáng kiến phát triển bền vững của công ty họ, với 57% số người trả lời cho biết tác động “cao” hoặc “cực kỳ cao”.
Báo cáo về độ phức tạp của dữ liệu năm nay nêu bật một sự thay đổi quan trọng: các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng dữ liệu thông minh và ưu tiên bảo mật không chỉ đảm bảo hoạt động trong tương lai, mà còn đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể trong bối cảnh do AI thúc đẩy.
Ông Krish Vitaldevara, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc của NetApp cho biết: “Tiềm năng chuyển đổi của AI phụ thuộc vào các chiến lược dữ liệu an toàn, có thể mở rộng và bền vững. Các tổ chức dẫn đầu về phân tích nâng cao và AI là những tổ chức có dữ liệu thống nhất và được phân loại tốt, bảo mật mạnh mẽ cho thông tin nhạy cảm và hiểu rõ về cách dữ liệu phát triển. Bằng cách giải quyết những thách thức này, họ có thể thúc đẩy sự đổi mới, đồng thời đảm bảo khả năng phục hồi, trách nhiệm và thông tin chi tiết kịp thời trong kỷ nguyên AI mới”.
Ông Dhruv Dhumatkar, Giám đốc công nghệ (CTO) của NetApp châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản nhận định: “Chúng ta đang ở thời điểm thú vị trong đổi mới AI và thật đáng khích lệ khi thấy các tổ chức ở châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu trong việc chuẩn bị dữ liệu cho AI. Dữ liệu nắm giữ chìa khóa thành công của AI. Để các tổ chức tận dụng được lợi thế dẫn đầu của mình, khả năng quản lý dữ liệu thông minh là điều cần thiết để thống nhất và biến dữ liệu thành tài sản chiến lược mang lại kết quả kinh doanh tích cực”.
Để tìm hiểu thêm, hãy đọc báo cáo đầy đủ tại đây: www.netapp.com/pdf.html?item=/media/120560-2024-data-complexity-survey-report.pdf
Phương pháp luận
NetApp đã hợp tác với Wakefield Research để tiến hành một nghiên cứu định lượng vào tháng 11 năm 2024, trong số hơn 1.300 giám đốc điều hành công nghệ thông tin tại 9 thị trường: Mỹ, châu Âu – Trung Đông – châu Phi (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha) và châu Á – Thái Bình Dương (Australia/New Zealand, Singapore, Ấn Độ và Nhật Bản).
Hashtag: #NetApp, #datacomplexityreport
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về NetApp
NetApp là một công ty phần mềm tầm cỡ toàn cầu, dựa trên nền tảng đám mây, lấy dữ liệu làm trung tâm, trao quyền cho các tổ chức dẫn đầu với dữ liệu trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số tăng tốc. Công ty cung cấp các hệ thống, phần mềm và dịch vụ đám mây cho phép khách hàng chạy các ứng dụng của mình một cách tối ưu từ trung tâm dữ liệu đến đám mây, cho dù chúng đang phát triển trên đám mây, chuyển sang đám mây hay tạo ra những trải nghiệm giống như đám mây của riêng mình tại chỗ.
Với các giải pháp hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau, NetApp giúp các tổ chức xây dựng kết cấu dữ liệu của riêng họ và cung cấp an toàn dữ liệu, dịch vụ và ứng dụng cho đúng người – mọi lúc, mọi nơi. Có thể tìm hiểu thêm thông tin tại www.netapp.com hoặc theo dõi NetApp trên X, LinkedIn, Facebook và Instagram.