Phóng viên TTXVN tại London dẫn báo cáo của Viện kế toán viên quản trị (CIMA) đăng trên tờ Người Bảo vệ (Anh) ngày 15/11 cho rằng các chính trị gia và giám đốc công ty nên hướng tới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nơi họ có thể tìm thấy sự ưu việt về dịch vụ hành chính công so với các khu vực khác trên thế giới.
Theo bài báo trên, một báo cáo mới đây của CIMA sau khi so sánh hiệu quả dịch vụ công trên quy mô toàn cầu, đã nói rằng các doanh nghiệp nên hướng tới Đông Nam Á để tìm cảm hứng.
Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Việt Nam đã biến đổi từ một nền kinh tế lạc hậu, chỉ đạo tập trung, để trở thành một nền kinh tế hỗn hợp và phát triển nhanh, với GDP tăng từ 5-8% mỗi năm.
Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu đơn giản hóa mạnh mẽ khu vực công. Năm 2007, chính phủ đưa ra Đề án 30 với mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính 30%.
Việt Nam đã lập một cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn quốc về thủ tục hành chính và đánh giá chúng dựa trên ba tiêu chí: Sự cần thiết, tính thân thiện và hợp pháp. Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, song quốc gia này đã đạt được tiêu chí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá là “giai đoạn tối quan trọng” cho việc cắt giảm mạnh mẽ, và các kết quả ban đầu đang dần dần được thể hiện.
Đối với Vương quốc Anh, cách tiếp cận táo bạo này rất đáng được cơ quan cải cách khu vực công của chính phủ quan tâm, trong bối cảnh cơ quan này đang quyết tâm cải cách dịch vụ công kể từ khi chính phủ liên minh lên nắm quyền.
Sau khi đánh giá dự án của Việt Nam hồi đầu năm nay, CIMA và OECD tin rằng các nước khác có thể học hỏi Việt Nam trong lĩnh vực này.
Một trong những chìa khóa cho sự thành công của Việt Nam đó là có một cơ quan phối hợp hiệu quả trực thuộc chính phủ, nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia hàng đầu. Các cơ quan thực thi kế hoạch nằm trong mỗi ban ngành cũng đóng vai trò quan trọng./.
Theo bài báo trên, một báo cáo mới đây của CIMA sau khi so sánh hiệu quả dịch vụ công trên quy mô toàn cầu, đã nói rằng các doanh nghiệp nên hướng tới Đông Nam Á để tìm cảm hứng.
Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Việt Nam đã biến đổi từ một nền kinh tế lạc hậu, chỉ đạo tập trung, để trở thành một nền kinh tế hỗn hợp và phát triển nhanh, với GDP tăng từ 5-8% mỗi năm.
Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu đơn giản hóa mạnh mẽ khu vực công. Năm 2007, chính phủ đưa ra Đề án 30 với mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính 30%.
Việt Nam đã lập một cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn quốc về thủ tục hành chính và đánh giá chúng dựa trên ba tiêu chí: Sự cần thiết, tính thân thiện và hợp pháp. Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, song quốc gia này đã đạt được tiêu chí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá là “giai đoạn tối quan trọng” cho việc cắt giảm mạnh mẽ, và các kết quả ban đầu đang dần dần được thể hiện.
Đối với Vương quốc Anh, cách tiếp cận táo bạo này rất đáng được cơ quan cải cách khu vực công của chính phủ quan tâm, trong bối cảnh cơ quan này đang quyết tâm cải cách dịch vụ công kể từ khi chính phủ liên minh lên nắm quyền.
Sau khi đánh giá dự án của Việt Nam hồi đầu năm nay, CIMA và OECD tin rằng các nước khác có thể học hỏi Việt Nam trong lĩnh vực này.
Một trong những chìa khóa cho sự thành công của Việt Nam đó là có một cơ quan phối hợp hiệu quả trực thuộc chính phủ, nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia hàng đầu. Các cơ quan thực thi kế hoạch nằm trong mỗi ban ngành cũng đóng vai trò quan trọng./.
(TTXVN/Vietnam+)