Bank of Cyprus (BoC), ngân hàng lớn nhất của đảo quốc Địa Trung Hải vừa thông báo mức thiệt hại kỷ lục 2,21 tỷ euro (3 tỷ USD) trong năm 2012, tăng hơn 60% so với mức thiệt hại của năm 2011.
Nguyên nhân là do hồi tháng Ba, Chính phủ Cyprus (Cộng hòa Síp) đã nhất trí với bộ ba cho vay gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để nhận gói cứu trợ 10 tỷ euro nhằm tránh cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước này nguy cơ phá sản. Đổi lại Cyprus sẽ đóng cửa ngân hàng Laiki lớn thứ hai của nước này và khách hàng có tiền gửi trên 100.000 euro tại Bank of Cyprus sẽ bị thiệt hại 47,5%.
Theo BoC, lợi nhuận trước khi trả tiền phạt và chi phí tái cơ cấu trong năm 2012 là 620 triệu euro, giảm 22% so với mức 797 triệu euro của năm trước đó. Quỹ dự phòng nợ xấu cũng tăng vọt lên 1,3 tỷ euro (tương đương 441%), so với mức 426 triệu euro năm 20112.
Chính phủ Cyprus phải đóng cửa toàn bộ ngân hàng tại quốc đảo này trong gần hai tuần hồi tháng Ba và áp đặt sự kiểm soát "khắc nghiệt" khi mở cửa trở lại.
Để ngăn chặn việc rút tiền gửi ồ ạt, BoC vẫn giữ mức giới hạn rút tiền mặt hàng ngày ở mức 300 euro, trong khi đó, những tấm chi phiếu sẽ không được thanh toán và các giao dịch kinh doanh lớn phải có được sự chấp thuận của ngân hàng.
Hiện, BoC chỉ có thể công bố kết quả sau khi tái cơ cấu và bổ nhiệm một ban điều hành mới.
Tỷ lệ nợ xấu của BoC vào cuối năm ngoái là 23,7%, cao hơn nhiều so với mức 10,2% của năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ ra rằng" mặc dù điều kiện kinh tế bất lợi hiện nay làm ảnh hưởng đến sự tín nhiệm và lòng tin của người gửi tiền", nhưng tổng số tiền gửi tại đây chỉ giảm khoảng 4% xuống 28,4 tỷ euro vào tháng 12/2012. Tổng doanh thu năm 2012 đạt 1,357 tỷ euro, thấp hơn 12% so với năm trước đó.
BoC cho biết, việc tái cấp vốn của ngân hàng và tái cơ cấu hiện nay đang trong quá trình triển khai, nhằm mục đích tạo ra một tổ chức tài chính lành mạnh, có thể phục vụ tốt cho các nhu cầu của khách hàng và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế Cyprus"./.
Nguyên nhân là do hồi tháng Ba, Chính phủ Cyprus (Cộng hòa Síp) đã nhất trí với bộ ba cho vay gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để nhận gói cứu trợ 10 tỷ euro nhằm tránh cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước này nguy cơ phá sản. Đổi lại Cyprus sẽ đóng cửa ngân hàng Laiki lớn thứ hai của nước này và khách hàng có tiền gửi trên 100.000 euro tại Bank of Cyprus sẽ bị thiệt hại 47,5%.
Theo BoC, lợi nhuận trước khi trả tiền phạt và chi phí tái cơ cấu trong năm 2012 là 620 triệu euro, giảm 22% so với mức 797 triệu euro của năm trước đó. Quỹ dự phòng nợ xấu cũng tăng vọt lên 1,3 tỷ euro (tương đương 441%), so với mức 426 triệu euro năm 20112.
Chính phủ Cyprus phải đóng cửa toàn bộ ngân hàng tại quốc đảo này trong gần hai tuần hồi tháng Ba và áp đặt sự kiểm soát "khắc nghiệt" khi mở cửa trở lại.
Để ngăn chặn việc rút tiền gửi ồ ạt, BoC vẫn giữ mức giới hạn rút tiền mặt hàng ngày ở mức 300 euro, trong khi đó, những tấm chi phiếu sẽ không được thanh toán và các giao dịch kinh doanh lớn phải có được sự chấp thuận của ngân hàng.
Hiện, BoC chỉ có thể công bố kết quả sau khi tái cơ cấu và bổ nhiệm một ban điều hành mới.
Tỷ lệ nợ xấu của BoC vào cuối năm ngoái là 23,7%, cao hơn nhiều so với mức 10,2% của năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ ra rằng" mặc dù điều kiện kinh tế bất lợi hiện nay làm ảnh hưởng đến sự tín nhiệm và lòng tin của người gửi tiền", nhưng tổng số tiền gửi tại đây chỉ giảm khoảng 4% xuống 28,4 tỷ euro vào tháng 12/2012. Tổng doanh thu năm 2012 đạt 1,357 tỷ euro, thấp hơn 12% so với năm trước đó.
BoC cho biết, việc tái cấp vốn của ngân hàng và tái cơ cấu hiện nay đang trong quá trình triển khai, nhằm mục đích tạo ra một tổ chức tài chính lành mạnh, có thể phục vụ tốt cho các nhu cầu của khách hàng và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế Cyprus"./.
Minh Hằng (TTXVN)